Việc trì hoãn cuộc tấn công Idlib đạt được với Thổ Nhĩ Kỳ là một thành công lớn nếu thỏa thuận này được thực thi một cách tôn trọng, theo RI.
Phòng không Syria đã bắn nhầm máy bay trinh sát Nga Ilyushin Il-20M 09924 với 15 thành viên phi hành đoàn vào ngày 17/9, một ngày sau khi máy bay F-16 của Israel bắn hạ máy bay vận tải quân sự của Iran trên đường băng sân bay Damascus làm thiệt mạng phi công phụ.
Đồng thời xảy ra với vụ việc máy bay Nga bị rơi, 4 máy bay chiến đấu F-16 của Israel đang tấn công các mục tiêu Syria và quân đội Iran ở phía bắc thành phố Latakia.
Hệ thống phòng không Syria đã đánh chặn các tên lửa phóng tới và bắn trúng máy bay Nga khi đang chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay quân sự Khmeimim.
Sự cố xảy ra chỉ vài giờ sau khi tổng thống Nga Vladimir Putin và tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ký thỏa thuận tạm dừng trận chiến tại Idlib và "tháo kíp nổ" khả năng xảy ra việc doanh trại quân đội và các sân bay quân sự của Syria bị phá hủy.
Vậy ai đã thúc đẩy một cuộc chiến lớn hơn và tại sao Nga và Iran kiềm chế đáp trả rất nhiều hành động khiêu khích tại Syria?
Tại Sochi, tổng thống Nga Putin và tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã đạt được thỏa thuận tạm hoãn cuộc tấn công vào tỉnh Idlib.
Trống trận đã vang rền tại vùng Cận Đông vài tháng sau khi Syria và các đồng minh, chủ yếu là Nga đã giải phóng vùng phía nam đất nước và dồn tất cả các nguồn lực quân sự về phía bắc thành phố Idlib.
Thành phố này nằm dưới quyền kiểm soát của Thổ Nhĩ Kỳ nhưng là nơi cư trú của khoảng 2 triệu dân cư trong đó có hàng chục nghìn tay thánh chiến và những đạo quân ủy nhiệm vũ trang hạng nặng của Thổ Nhĩ Kỳ.
Mỹ và châu Âu đã đe dọa sẽ đánh bom Syria "nếu các vũ khí hóa học được sử dụng để tấn công thành phố".
Đây rõ ràng là lời vẫy gọi các nhóm chuyên gia tại Idlib để tổ chức một cuộc tấn công và tạo ra một lý do khiến lực lượng Mỹ-châu Âu có thể tung hỏa lực để phá hủy các sân bay và không lực của quân đội Syria.
Đó thực tế chính là lý do chính khiến Nga-Syria-Iran không phản công lại rất nhiều hành động khiêu khích của Israel và thỏa thuận giữa Nga -Thổ Nhĩ Kỳ để tạm dừng cuộc chiến tại Idlib.
Nguồn tin từ những nhà hoạch định chính sách cho biết "Nga thật sự quan ngại về việc Mỹ và châu Âu có ý định hủy diệt quân đội Syria bằng cái cớ có một "vụ tấn công hóa học". Mỹ đã tập hợp lại đằng sau một liên minh bao gồm Anh, Pháp và Đức để đánh bom Syria, khiến Nga rất khó phản công về mặt quân sự.
Ông Putin nhận thức được những ý định của Mỹ và ở lại Syria không phải để khởi động Thế chiến III và để kết thúc chiến tranh. Nhưng điều này đi ngược lại lợi ích của Mỹ khi Syria phục hồi và Nga thì khuếch trương quyền kiểm soát tại Trung Đông".
Ngay sau khi Nga-Thổ Nhĩ Kỳ đạt được thỏa thuận vài giờ, máy bay trinh sát Nga Il-20 bị bắn rơi. Bản đồ sự việc do Bộ Quốc phòng Nga cung cấp.
Thỏa thuận Nga-Thổ Nhĩ Kỳ tạm hoãn trận chiến Idlib, được ủng hộ bởi chính phủ trung tâm tại Damascus và được thực thi sau nhiều dàn xếp từ phía Iran, nhắm tới việc giữ Ankara gần với trục Moscow-Tehran-Damascus để ngăn một cuộc chiến lớn hơn tại Syria.
Vì cần 3 năm để quân đội Syria chuẩn bị và trang bị cho sân bay quân sự al-Shayrat, còn Mỹ thì chỉ cần 3 phút để khiến nó tê liệt thêm 3 năm nữa.
Nga, Syria và Iran muốn loại bỏ những gánh nặng về kinh tế và năng lực của Syria. Hơn nữa, đội quân chính phủ Syria yếu kém sẽ là sự khích lệ đối với hơn 60.000-70.000 tay thánh chiến và nổi dậy tại tỉnh Idlib và các vùng xung quanh đột phá vòng vây và tiến về Aleppo, mở rộng cuộc chiến và tạo ra nhiều cơ hội cho các kẻ thù của một đất nước Syria thống nhất lấy lại được sức mạnh.
Damascus muốn hạ nhiệt chiến tranh và cho Ankara có nhiều thời gian hơn để giải trừ vũ trang với các tay thánh chiến, tấn chông hay sáp nhập với các đội quân ủy nhiệm khác của mình.
Chính phủ Syria được lợi từ thỏa thuận này nếu nó được tôn trọng - sẽ chứng kiến tất cả các vũ khí hạng nặng bị Thổ Nhĩ Kỳ tịch thu, làm giảm rất lớn năng lực quân sự của quân thánh chiến và nổi dậy.
Máy bay trinh sát Ilyushin Il-20 của Nga.
Hơn nữa, điều chưa được tuyên bố chính thức là đảm bảo của Thổ Nhĩ Kỳ rằng không có một vụ tấn công hóa học được tổ chức tại Idlib để "gây ra" một vụ đánh bom Syria mà Mỹ-châu Âu đã thông báo từ trước.
Vào đêm ngày 16/9, Israel đã bắn tên lửa vào một máy bay vận tải của Iran tại đường băng trên sân bay Damascus. Tên lửa Israel không nhắm trực tiếp vào máy bay mà đánh vào bên cạnh nó. Nhưng tên lửa đủ gần để làm máy bay cháy gây thiệt mạng phi công phụ.
Đây là hành động chưa từng thấy của Israel, lần đầu tiên thực hiện một vụ tấn công vào mục tiêu như vậy trong 7 năm chiến tranh tại Syria.
Theo các nhà hoạch định chính sách tại Syria , người Israel đã đòi hỏi Nga phải "ngăn chặn dòng vũ khí chuyển từ Iran tới cho Hezbollah và Syria". Moscow đã trả lời Tel Aviv: Cuộc đấu này không phải là vấn đề của họ, và họ chưa sẵn sàng để kiểm soát sự di chuyển của các vũ khí từ Iran cho đồng minh của nước này.
Cũng vậy khi Iran muốn Nga thúc đẩy Israel chấm dứt các cuộc tấn công tại Syria chống lại các đồng minh và lực lượng quân đội của nước này, Moscow đã trả lời tương tự: "Chúng tôi chưa sẵn sàng tham gia vào rắc rối của các ông với Israel".
Nhưng sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Iran hứa cung cấp cho Syria (Nga vẫn trì hoãn chuyển giao hệ thống S-300) với các tên lửa phòng không có khả năng gây nguy hiểm cho máy bay Israel trên bầu trời Syria và Lebanon, Israel quyết định đi một bước tiếp theo.
Đó là lý do Israel quyết định đánh bom bất cứ máy bay vận tải nào có khả năng nâng cao năng lực của Syria và bất cứ nhà máy vũ khí nào tại Syria phát triển tên lửa chính xác.
Hơn nữa, theo các nguồn tin tại Syria, Iran đã cung cấp đủ công nghệ và tên lửa cho các đồng minh, khiến cho máy bay Israel không có khả năng gây thiệt hại cho năng lực phòng không của Syria cũng như của Hezbollah tại Lebanon.
Nga trước đó vẫn trì hoãn việc cung cấp hệ thống S-300 cho Syria. Khi có thông tin Nga sẽ chuyển hệ thống này cho Syria ngay sau sự cố máy bay bị bắn rơi, Israel đã cực lực phản đối điều này.
Nguồn tin cho biết: "Ngay cả nếu Iran mất 15 máy bay vận tải tại Syria, họ cũng sẽ không ngừng cung cấp sự trợ giúp cần thiết cho các đồng minh của mình".
Một vài giờ sau khi Thổ Nhĩ Kỳ - Nga đạt được thỏa thuận, máy bay Israel đã tấn công một cơ sở quân sự phát triển năng lực quốc phòng tại Syrai. 4 tên lửa đánh trúng mục tiêu và những tên lửa khác bị đánh chặn bởi hệ thống phòng không Syria. Nhưng máy bay trinh sát Nga cũng bị tên lửa Syria bắn trúng khi đang cách Banias khoảng 27km (nơi các mảnh vỡ được tìm thấy).
Một nguồn tin thuộc trung tâm chỉ huy Nga tại Syria cho biết: "Nga đã trả một cái giá lớn để miễn cưỡng thể hiện vị thế siêu cường tại Syria và việc thất bại trong việc ngăn chặn các đạo quân bên ngoài (Mỹ, châu Âu và Israel) đánh bom các đồng minh của minh trong một vũ đài nằm dưới quyền kiểm soát và thống trị của chính mình.
Để bảo vệ vành đai quân sự được triển khai của mình, Mỹ đã tấn công và giết chết hàng trăm người Syria trên núi al-Tharda dưới thời chính quyền tổng thống Obama, và hàng trăm người nữa tại Deir Ezzor và cao nguyên al-Badiya.
Cũng vậy, tên lửa Israel bay qua căn cứ không quân Nga tại Syria Khmeimim và tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ bay trên đầu quân Nga để tấn công vào sân bay al-Shayrat".
Tên lửa phóng từ tàu chiến Mỹ vào sân bay quân sự al-Shayrat tại Syria.
Vụ máy bay Nga bị bắn rơi được hy vọng sẽ khiến cho Israel hoàn toàn phối hợp và phải được chấp thuận khi bay trên vùng trời Syria vài giờ trước khi tấn công, với mục đích để Nga duy trì vị trí trung lập của mình.
Điều này cũng khiến cho Syria và các đồng minh có khả năng để đợi tên lửa và máy bay Israel, di chuyển các vũ khí nhạy cảm để giới hạn mức độ thiệt hại.
Moscow đã phải trả một cái giá nhất định nhưng Israel thì đã mất đi lợi thế, điều có lợi cho các đồng minh của Nga.
"Cuộc dạo chơi" trên bầu trời Syria của Israel có thể không kết thúc tại đây vì Israel chưa bao giờ bị hạn chế trong việc "bảo vệ an ninh quốc gia", như Tel Aviv luôn nói để bào chữa cho bất cứ hành động của mình.
Việc Israel xâm phạm không phận Syria sẽ không ngừng ngay lập tức nhưng sẽ bị trì hoãn vài ngày đủ để cho phép Iran và các đồng minh dựng lại những cơ sở, vũ khí bị tàn phá.
Iran-Nga-Syria không ngừng cuộc tấn công tại Idlib để tránh một cuộc chiến lớn hơn, rồi lại rơi vào cái bẫy của một cuộc chiến mới do Israel hay Mỹ gây ra.
Đây là điều ngăn Nga, Iran hay Syria cấp cho Mỹ, Israel và châu Âu một lý do để "kéo cò" cuộc chiến với cái giá là hình ảnh yếu đuối trong mắt của cộng đồng quốc tế.
Những quyết định rủi ro này khiến cho Syria phải tự đứng trên đôi chân của mình một lần nữa. Chúng đủ cần thiết để phá ngang những cái đầu hiếu chiến tại Mỹ.
Và nó cần thiết để nền kinh tế của 3 nước này đơm hoa kết trái hơn là lãng phí tài nguyên vào một cuộc chiến vô ích với Syria như một khu vực ưa thích để các nước phương Tây gây hấn.