Tesla cùng Mercedes kết liễu kiểu ô tô "bia kèm lạc" nhưng lại xảy ra nghịch lý: Đắt đỏ hơn!

Quang Hiếu |

Lâu nay chúng ta thường nghe tới khái niệm bán xe kiểu "bia kèm lạc", vậy nó là gì và Tesla, Mercedes đang làm gì để phá bỏ điều đó?

Ảnh: Motor Authority. Chỉnh sửa: Quang Hiếu

Ảnh: Motor Authority. Chỉnh sửa: Quang Hiếu

Khi tung ra một mẫu xe mới, vì nhiều lý do, nhà sản xuất sẽ không đưa toàn bộ tính năng, trang bị, thiết bị lên trên 1 phiên bản duy nhất. 

Thay vào đó, khách hàng có thể lựa chọn chiếc xe của mình theo phiên bản từ thấp cấp đến cao cấp, hoặc có hãng thì cho người dùng lựa chọn các tính năng theo gói tùy theo nhu cầu sử dụng.

Cũng từ đó nảy sinh một kiểu bán hàng mới là "bán bia kèm lạc". 

Nghĩa là, người tiêu dùng sẽ được gợi ý mua một chiếc xe sẵn đầy đủ thiết bị hoặc phụ kiện - kèm với nhiều ưu đãi hấp dẫn, clduf vậy vẫn đắt hơn đáng kể so với phiên bản thấp cấp hơn. 

Nếu khách hàng muốn mua phiên bản ít tính năng hơn, thì hoặc phải đợi lâu hơn để có chiếc xe như ý, hoặc phải mất nhiều thời gian đợi "gỡ lạc khỏi bia" (tức là gỡ bớt thiết bị phụ kiện đi) trên chiếc xe mình chọn, để giảm giá mua xe.

Nhưng nay, hai ông lớn Tesla và Mercedes đang có hướng đi khác trong việc để khách hành tùy biến mẫu xe của mình: "bia có sẵn lạc" và khách hàng không phải "gỡ lạc' - tức là xe có sẵn tính năng và tiện ích, không phải gỡ bỏ đi mà giá tiền vẫn giảm rồi.

Nhưng các tính năng đó khách hàng chưa sử dụng ngay được. Nếu muốn sử dụng thì trả thêm phí định kỳ cho từng tính năng.

Ví dụ ở đây là tính năng tự lái Full Self Driving của Tesla, và tính năng đánh lái bánh sau trên mẫu Mercedes EQS sắp được giới thiệu tại thị trường Việt Nam

Chiêu trò bán ô tô bia kèm lạc đạt đẳng cấp mới: Vì người dùng, hay vì túi tiền của người dùng? - Ảnh 1.

Bánh sau của Mercedes S-class có thể mở góc lái lên tới 10 độ. Ảnh: AutoEvolution

Những chiếc xe trên khi mua về đã sẵn có các tính năng này và giá không tăng so với chiếc xe không có. Nhưng hãng sẽ chỉ "mở khóa" khi người dùng trả phí định kỳ. 

Việc này giống như mua một chiếc điện thoại vậy, phần cứng đã đủ, nhưng muốn dùng thêm ứng dụng thì phải trả tiền để tải ứng dụng về. 

Nói riêng về tính năng đánh lái bánh sau trên mẫu xe thuần điện Mercedes EQS, người dùng sẽ phải trả mức phí quy đổi hơn 13 triệu đồng mỗi năm, hoặc 31,7 triệu đồng cho 3 năm sử dụng. Tính năng đánh lái bánh sau đặc biệt hữu dụng với một chiếc xe có chiều dài lớn, giúp thu hẹp bán kính quay vòng khi đánh lái ngược hướng bánh trước hoặc giúp điều hướng chính xác hơn khi đánh lái đồng hướng bánh trước tại tốc độ cao.

Thế nhưng, một cách khác, người dùng lại có thể "mua đứt" tính năng này trên Mercedes S-class truyền thống với mức phí được cho là khoảng 42 triệu đồng. 

Nhẩm tính đơn giản đã thấy phí sử dụng 4 năm cùng một tính năng trên chiếc EQS đã cao hơn mức phí sử dụng vô thời hạn trên chiếc S-class.

Chiêu trò bán ô tô bia kèm lạc đạt đẳng cấp mới: Vì người dùng, hay vì túi tiền của người dùng? - Ảnh 2.

Full Self Driving giúp xe Tesla có thể vận hành nội đô tốt hơn. Ảnh: New Atlas

Với Tesla thì thậm chí còn kinh khủng hơn: người dùng trả tiền để được làm chuột bạch. Người dùng muốn sử dụng tính năng Full Self Driving (độc giả có thể đọc thêm về sự khác biệt so với Autopilot tại đây) phải trả mức phí khoảng 200 USD mỗi tháng. Đáng nói, tính năng này chưa hoàn thiện; giới chuyên gia thậm chí còn đánh giá Full Self Driving của Tesla ‘như người say rượu’.

Nhìn rộng hơn, sẽ bất tiện thế nào nếu trong tương lai người dùng phải trả phí cho hàng loạt những tính năng họ cần cho không chỉ một chiếc xe mà hai hoặc ba chiếc xe họ sở hữu? 

Thật là nan giải! 

Theo CarBuzz

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại