Phó Chủ tịch các dòng sản xuất tác chiến trên bộ của Raytheon - ông Kim Ernzen cho hay, trước nay, tên lửa FIM-92 Stinger mang đầu đạn tấn công trực tiếp chỉ phù hợp với mục tiêu lớn giống như tên lửa hành trình và máy bay.
Việc trang bị thêm ngòi nổ cận tiếp xúc kiểu mới này cho phép lực lượng trên bộ tiêu diệt mục tiêu nhỏ như UAV một cách hiệu quả hơn rất nhiều.
Tên lửa FIM-92 Stinger là hệ thống tên lửa vác vai đất đối không (MANPADS) do General Dynamics thiết kế và được Raytheon Missile Systems sản xuất từ cuối những năm 1970 tới nay.
Tên lửa vác vai FIM-92 Stinger trang bị thêm ngòi nổ cận tiếp xúc kiểu mới
Tên lửa vác vai FIM-92 Stinger có trọng lượng tương đối nhẹ cân nặng 15,19 kg, dài 1,52 m, đường kính thân 72 cm, chỉ cần một người sử dụng. Mặc dù vậy nhưng nó có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách 4,8 km và độ cao từ 180 - 3.800 m. Đầu nổ nặng 3kg, hoạt động theo nguyên lý chạm nổ, được gắn kíp nổ và đồng hồ hẹn giờ tự hủy
Hệ thống tên lửa vác vai FIM-92 Stinger cũng bao gồm nhiều phiên bản triển khai kiểu mang vác hoặc lắp lên xe cơ giới thậm chí là cả máy bay trực thăng Apache.
Thông tin trên báo tên lửa FIM-92 Stinger hoạt động theo nguyên lý tầm nhiệt tức là bám theo nhiệt từ khí thải và động cơ của máy bay nhờ bộ cảm ứng gắn ở đầu tương tự như thế hệ Redeye. Với quai đeo rất tiện lợi, xạ thủ sử dụng Redeye (mắt đỏ) có thể dễ dàng di chuyển và nhanh chóng tác chiến trên chiến trường.
Tuy nhiên, Redeye vẫn bộc lộ nhiều hạn chế trong tác chiến. Khiếm khuyết lớn nhất đó là mắt đỏ rất dễ "mù màu" trước những nguồn nhiệt khác từ mặt đất hay sức nóng từ mặt trời, và mục tiêu giả do máy bay đối phương phóng ra như pháo sáng...
Bên cạnh đó, tốc độ của Redeye còn khá... "khiêm tốn", máy bay đối phương dễ phát hiện ra và nhanh chóng thoát thân.
Khắc phục những hạn chế của Redeye, tên lửa FIM-92 Stinger là sự bổ trợ hoàn hảo với khả năng dò tìm mục tiêu được nâng cao.
Tên lửa được phóng ra nhờ một động cơ nhỏ để tạo khoảng cách an toàn cho xạ thủ trước khi hệ thống cung cấp nhiên liệu rắn 2 tầng được kích hoạt, giúp Stinger đạt tốc độ Mach 2,2. Đầu nổ nặng 3 kg, hoạt động theo nguyên lý chạm nổ, được gắn kíp nổ và đồng hồ hẹn giờ tự hủy.
Tên lửa vác vai FIM-92 Stinger có trọng lượng tương đối nhẹ 15,19 kg
Phiên bản đầu tiên FIM-92A được phóng thử vào năm 1975. Nó đã hóa giải những chướng ngại vật mà trước kia Redeye không thể vượt qua, đó là việc sử dụng đầu dò hồng ngoại được làm lạnh thế hệ thứ 2 để nâng cao khả năng dò tìm và dẫn đường, nhanh chóng tiếp cận và tấn công mục tiêu. Hệ thống phân biệt bạn - thù cũng rất hữu dụng trong trường hợp hỗn chiến.
Được phát triển từ năm 1977, FIM-92B có đầu dò tìm 2 kênh, điều khiển bằng bộ vi xử lí mới. Tên lửa sử dụng kĩ thuật quét ảnh cùng đầu dò tia cực tím, giúp phân biệt chính xác mục tiêu thật - giả.
Phiên bản FIM-92C (còn gọi là Stinger-RMP) với bộ vi xử lí có thể tái lập trình, tăng khả năng thích ứng với các mục tiêu khác nhau (trên đất, trên biển, trên không).
Stinger tiếp tục được cải tiến với những phiên bản FIM-92D, FIM-92G, FIM-92E (Stinger Block I, gắn thêm bộ cảm biến hình tròn và chương trình phần mềm nâng cấp), FIM-92F, FIM-92H...
Stinger-RMP Block II - phiên bản hiện đại nhất của "dòng" Stinger, được phát triển từ năm 1996. Đầu dò hồng ngoại được cải tiến nhằm tăng độ chính xác và tầm bắn trong điều kiện bị gây nhiễu và áp dụng các biện pháp đối phó.
Stinger được vận dụng hết sức linh hoạt, cho một người, hoặc phối hợp với các hệ thống phòng không khác như ATAS (Stinger không đối không) dùng trên trực thăng OH-58C/D Kiowa, AH-64 Apache hoặc RAH-66 Comanche; Avenger M998 HMMWV(xe đa chức năng); xe chiến đấu Bradley, xe M6 Linerbacker.