Tên lửa Tor-M1 bắn rơi máy bay Ukraine: Iran đã sập "cái bẫy chết người" do Mỹ giăng ra?

Anh Tú |

Tổ hợp Tor-M1 có 8 tên lửa nên nếu nó được đặt ở chế độ tự động và kíp điều khiển Iran không có mặt ở đó thì quá trình khai hỏa sẽ diễn ra liên tục trước khi vấn đề được xử lý.

Robert David Steele, cựu lính thủy đánh bộ Mỹ, Chủ tịch điều hành trang Thông tin Tình báo Nguồn mở (OSINT), đồng thời cũng là người từng có nhiều năm làm việc cho Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) vừa có bài phân tích đăng tải trên hãng thông tấn Mehr đưa ra thêm giả thuyết mới về vụ Iran bắn rơi chiếc máy bay Boeing 737 của Ukraine hôm 8/1.

Theo Robert David Steele, thảm kịch này xảy ra là do Iran đã bị rơi vào "cái bẫy chết người" do Mỹ hoặc Israel giăng ra. Thực tế đây là một chiến dịch “ngụy tạo bằng chứng giả” (false flag operation) đã được Mỹ công phu chuẩn bị từ lâu.

Là người từng trực tiếp điều hành một chiến dịch ngụy tạo thông tin cho CIA nên Steele hiểu rất rõ nguy cơ dễ bị tổn thương của tất cả các hệ thống điện tử.

Steele cho rằng các máy bay Boeing đã được thiết kế theo cách cho phép Mỹ và Israel thực hiện hoạt động khống chế từ xa. Bên cạnh việc chiếm quyền điều khiển của phi công thì họ cũng có thể tắt tín hiệu radio và vô hiệu hóa máy phát đáp (transponder).

Dưới đây là những gì đã xảy ra, theo cách lý giải của Robert David Steele:

1. Chiếc máy bay Boeing đã bị chiếm quyền điều khiển từ xa. Điều này thực hiện được là bởi nó đã được thiết kế theo cách các lực lượng Mỹ hoặc Israel có thể khống chế bất cứ lúc nào mà họ muốn. Cả hệ thống thông tin và máy phúc đáp của máy bay đã bị vô hiệu hóa.

Dù phi công có lấy lại được quyền điều khiển hay không thì máy bay cũng sẽ quay trở lại sân bay mà nó vừa cất cánh vài phút trước đó.

Tên lửa Tor-M1 bắn rơi máy bay Ukraine: Iran đã sập cái bẫy chết người do Mỹ giăng ra? - Ảnh 1.

Chiếc Boeing 737-800 mang số hiệu PS752 được chuyển giao cho Ukraine năm 2016. Ảnh: Veterans Today

2. Do máy phát đáp đã bị tắt nên chiếc Boeing - máy bay duy nhất trong số nhiều chuyến bay khác, đã bị hệ thống tên lửa phòng không Tor-M1 liệt vào mục tiêu thù địch.

Giả dụ nếu khi đó nhóm vận hành đang nghỉ ngơi và đặt tên lửa ở chế độ tự động thì hệ thống sẽ khai hỏa ngay khi mục tiêu “thù địch” rơi vào tầm bắn, bất kể chiếc máy bay đang di chuyển rất chậm và bay trên quỹ đạo thương mại quốc tế và trước đó không có tên lửa tấn công nào được ghi nhận bởi các hệ thống radar chặn thu tầm xa.

Đã xuất hiện các báo cáo từ lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) cho rằng các thiết bị thông tin có dấu hiệu bị “chế áp”. IRGC có thể chủ động đưa ra để loại bỏ các thông tin trái chiều.

Robert David Steele cho rằng ông không tin kíp điều khiển tên lửa Iran đã được cảnh báo và đang theo dõi màn hình vì chẳng thể nào có sự nhầm lẫn giữa một tên lửa hành trình tấn công bay ở tốc độ cao và một máy bay thương mại tốc độ thấp.

Tên lửa Tor-M1 bắn rơi máy bay Ukraine: Iran đã sập cái bẫy chết người do Mỹ giăng ra? - Ảnh 2.

Hệ thống tên lửa phòng không Tor-M1 tại lễ diễu binh kỷ niệm 8 năm cuộc chiến với Iraq tại Tehran năm 2009. Ảnh: Fars News

3. Dường như hai tên lửa đã khai hỏa chứ không phải một. Quả đầu tiên làm hư hại một trong hai động cơ của máy bay. Trước đây, một máy bay tương tự cũng đã hạ cánh thành công ở Baghdad khi xảy ra sự cố gần giống như vậy.

Quả thứ hai được phóng đi, có thể cũng hoàn toàn tự động (nếu kíp điều khiển, chẳng hạn, có ra ngoài hút thuốc thì điều này cũng sẽ xảy ra trong vòng từ 8 - 10 giây trước khi họ có thể quay lại vị trí và tắt hệ thống). Chính quả tên lửa này đã khiến máy bay rơi.

Tổ hợp Tor-M1 có 8 tên lửa, nếu nó được đặt ở chế độ tự động và kíp điều khiển không có mặt ở đó thì quá trình bắn vẫn diễn ra liên tục trước khi họ kịp phát hiện vấn đề gì đang xảy ra.

4. Nếu không diễn ra tình huống trên, chiếc máy bay có thể được hướng dẫn hạ cách qua hệ thống điều khiển lái từ xa. Bình thường, một chiếc máy bay với nhiên liệu đầy tải sẽ không đáp xuống ngay mà nó sẽ bay vòng trên không trong khoảng một thời gian nhất định nào đó để đốt bớt nhiên liệu nhằm giảm nhẹ trọng lượng rồi mới hạ cách, tránh gây ra thêm các thảm họa.

Qua các phân tích nêu trên, Robert David Steele cho rằng việc IRGC sớm lên tiếng thừa nhận “lỗi do con người” là ý tốt và mang tính chủ động nhưng thực tế chưa hẳn đã đúng bởi quyết định nhiều khả năng bị dẫn dắt bởi những thông tin sai lệch.

Theo Steele, trước khi đưa ra quyết định như vậy thì cần phải xem xét rất kỹ tới tất cả các khả năng, trong đó có việc thanh tra đơn vị và kíp điều khiển hệ thống Tor-M1 để có được thông tin xác thực về vị trí thực tế cũng như hoạt động của họ khi tên lửa khai hỏa phóng lên.

Một Camera an ninh ghi lại hình ảnh máy bay Ukraine bị bắn rơi hôm 8/1/2020.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại