Tên lửa mới có độ “phủ” khắp toàn cầu của Nga sẽ đặt Mỹ vào thế yếu?

Vũ Thu Hương |

Nga đang hướng tới việc hiện đại hóa kho vũ khí tên lửa đạn đạo và hành trình của mình và quốc gia này là nước dẫn đầu thế giới trong việc phát triển và sản xuất vũ khí tên lửa. Đáng chú ý, tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga có thể vươn đến Mỹ.

"Nga đang hướng tới việc hiện đại hóa kho vũ khí tên lửa đạn đạo và hành trình của mình và quốc gia này là nước dẫn đầu thế giới trong việc phát triển và sản xuất vũ khí tên lửa. Cần chú ý đặc biệt đến các ICBM tầm xa có thể vươn đến Mỹ", tờ National Interest nhận định.

Nga cũng sở hữu một hệ thống tên lửa có tầm bắn tới vài nghìn km. Phiên bản hiện đại cuối cùng của hệ thống tên lửa R-36M, được biết đến ở phương Tây với tên gọi Sat Satan, đã được phát triển năm 1988. So với thế hệ tiền nhiệm, hệ thống tên lửa này có khả năng bảo vệ tốt hơn trong việc đánh chặn do có đầu đạn tiên tiến hơn.

Dù có khả năng vượt trội xong tên lửa Satan cũng sắp ngừng sản xuất. Số lượng các tên lửa này trong kho vũ khí của Nga đang giảm, trong khi phạm vi bay 11 nghìn km của chúng vẫn rất ấn tượng, các chuyên gia của Mỹ cho biết.

R-36M sắp được thay thế bằng một tổ hợp hiện đại hơn, gọi là RS-28 "Sarmat". Được biết, không lâu nữa tên lửa này sẽ được quân đội Nga đưa vào biên chế. Một trong những tính năng nổi bật của hệ thống này là tải trọng của nó có thể lên tới 10 nghìn kg. Tổ hợp này có thể được trang bị cả đầu đạn hạt nhân.

Tuy nhiên, ưu điểm lớn nhất của tên lửa này là phạm vi hoạt động xa. "RS-28 sẽ trở thành hệ thống tên lửa tầm xa nhất của Nga và tầm bắn của nó ước tính khoảng 18 nghìn km. Với tầm bắn này, tên lửa có thể bao phủ toàn bộ các khu vực trên thế giới", giới phân tích nhận định.

Ngoài ra, tên lửa siêu thanh Avangard của Nga với tốc độ 27 lần âm thanh và tầm ngắm liên lục địa cũng đi vào trực chiến ngày 27/12, đưa khả năng răn đe hạt nhân của Nga lên tầm cao mới.

Tổng thống Putin đã nói tên lửa siêu thanh Avangard là đột phá công nghệ tương đương sự kiện Liên Xô phóng vệ tinh Sputnik năm 1957. Hệ thống tên lửa này của Nga đã khiến Mỹ lo ngại và cân nhắc đối sách phòng thủ, theo hãng tin AP.

Tên lửa Avangard được lắp trên tên lửa đạn đạo liên lục địa để phóng lên không trung, sau đó quay trở lại Trái Đất và lướt trong khí quyển với tốc độ gấp 27 lần vận tốc âm thanh.

Nhưng không giống một đầu đạn thông thường, đi theo đường bay dễ đoán sau khi tách ra, Avangard có thể bẻ lái một cách khó lường trong khí quyển khi đang bay tới mục tiêu, khiến việc đánh chặn trở nên khó hơn nhiều.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại