Sau khi hoàn thành huấn luyện cất, hạ cánh trong đêm máy bay chiến đấu J-15 trên tàu sân bay, chiều ngày 31/5, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Nhậm Quốc Cường lần đầu tiên cho biết biên đội tàu sân bay Liêu Ninh đã sơ bộ hình thành khả năng tác chiến hệ thống.
Liên quan đến vấn đề này, tờ Nihon Keizai Shimbun Nhật Bản cho rằng tàu sân bay Trung Quốc đã trở thành "vũ khí trung tâm đe dọa khu vực xung quanh".
Trong mười mấy năm tới, Trung Quốc sẽ tiếp tục chế tạo 5 - 6 tàu sân bay trong đó có tàu sân bay động cơ hạt nhân. Khi đó, mặc dù đã có hạm đội tàu sân bay ngang với quân đội Mỹ, nhưng khi đó tàu sân bay cỡ lớn có thể sẽ trở thành "phương tiện quân sự lỗi thời ".
Báo Nhật cho rằng tàu sân bay Trung Quốc chủ yếu dùng để phô trương sức mạnh, có thể điều tàu sân bay đến vùng biển cách xa lãnh thổ; đồng thời còn có thể làm công cụ tâm lý chiến và ứng phó với các thảm họa cỡ lớn.
Nhưng về việc phô trương sức mạnh, máy bay chiến đấu J-15 không có tính năng tàng hình của Trung Quốc rõ ràng lạc hậu so với máy bay chiến đấu F-35C của quân đội Mỹ.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35B có khả năng cất, hạ cánh thẳng đứng. Ảnh: Sina.
Ngoài ra, có nguồn tin từ hải quân Mỹ cũng ho rằng việc vận dụng cụm chiến đấu tàu sân bay liên quan đến các kỹ thuật độc đáo như bố trí biên đội, chia sẻ dữ liệu, "một quốc gia muốn học tập những thứ này, cần mất thời gian đến 100 năm".
Trên thực tế, sau khi tàu sân bay tự chế đầu tiên của Trung Quốc hoàn thành chạy thử lần đầu tiên và quay về bến cảng, báo chí Trung Quốc cũng cho rằng hai tàu sân bay chỉ là một giai đoạn quá độ ngắn của quân đội Trung Quốc, trong tương lai có nhiều tàu sân bay mới là "bình thường".
Bất kể Trung Quốc hiện nay chế tạo tàu chiến thế nào, khoảng cách với hải quân Mỹ có "quy mô thế kỷ", Trung Quốc cần hiểu rõ vị trí của mình hiện nay trong quá trình tiến lên.
Nhưng cho dù khoảng cách với quân đội Mỹ là to lớn, Trung Quốc vẫn có kế hoạch tiến hành sản xuất hàng loạt và cải tiến tàu sân bay. Báo Nhật cho rằng trong mười mấy năm tới, quân đội Trung Quốc sẽ chế tạo 5 - 6 tàu sân bay, trong đó có tàu sân bay sử dụng động cơ hạt nhân.
Tuy nhiên, ở đây tiềm tàng một "góc chết": Mặc dù Trung Quốc sở hữu lực lượng tàu sân bay ngang ngửa với Mỹ, nhưng khi đó, bản thân tàu sân bay cỡ lớn có thể sẽ trở thành thứ lỗi thời.
Tàu sân bay trực thăng lớp Izumo Nhật Bản có thể cải tạo thành tàu sân bay hạng nhẹ. Ảnh: Sina.
Theo báo Nhật, những năm gần đây, Mỹ đã bắt đầu triển khai máy bay chiến đấu tàng hình F-35 có thể cất, hạ cánh trên tàu tấn công đổ bộ, ưu điểm lớn nhất là khi cất cánh không cần máy phóng, có thể hạ cánh thẳng đứng.
Đương nhiên đối với các nước nhập khẩu loại máy bay chiến đấu này, tàu sân bay cỡ lớn dễ trở thành mục tiêu tấn công của tên lửa chống hạm và ngư lôi tàu ngầm, thực sự không cần thiết sỡ hữu tàu sân bay, trái lại lựa chọn phương thức kết hợp giữa "tàu sân bay tiêu chuẩn" cỡ nhỏ với F-35B sẽ có sự cân bằng giữa tính kinh tế và sức chiến đấu.
Rõ ràng, Nhật Bản đã bắt đầu từng bước có kế hoạch làm như vậy, thông qua cải tạo tàu sân bay trực thăng Izumo thành tàu sân bay thực sự, có thể mang theo máy bay chiến đấu tàng hình F-35B, có khả năng bắt đầu triển khai vào năm 2026.
Báo Nhật cho rằng việc kết hợp như vậy có thể tiến hành đối đầu lực lượng tàu sân bay Trung Quốc trong thời gian ngắn, có thể trở thành "lực lượng tàu sân bay phiên bản Nhật Bản có thực lực mạnh hơn".