Tàu sân bay Mỹ sẽ như ‘hổ mọc thêm cánh’ khi có UAV MQ-25

Đức Trí |

UAV tiếp dầu MQ-25 sẽ làm cho tàu sân bay Mỹ “miễn nhiễm” với tên lửa diệt hạm, dù cho đó là tên lửa tiên tiến nhất hiện nay.

National Interest mới đây đã đăng tải bài viết khá thú vị với tựa đề "Tại sao các tàu sân bay hải quân (hiện được trang bị máy bay chiến đấu F-35) sẽ không lỗi thời" của biên tập viên quốc phòng Chris Osborne.

Bài viết nêu rõ, Các hàng không mẫu hạm Mỹ với chi phí khổng lồ cực kỳ dễ bị tấn công bằng tên lửa chống hạm hạng nặng từ trên không, trên biển và từ đất liền từ đối thủ. Một quả tên lửa vài triệu USD có thể nhấn chìm hàng không mẫu hạm cùng đội máy bay nhiều tỉ USD.

Thiệt hại còn nhiều hơn khi những chiếc tàu này mang theo tiêm kích thế hệ 5 F-35C. Đây chính là nguyên nhân Hải quân Mỹ chỉ điều tàu sân bay với tiêm kích F/A-18 đến Thái Bình Dương, Địa Trung Hải.

Tuy nhiên, với UAV tiếp dầu “cá đuối ó” MQ-25, Hải quân Mỹ hoàn toàn có thể khắc phục được nhược điểm này. UAV MQ-25 sẽ làm gia tăng gấp đôi tầm hoạt động của máy bay biên chế trên tàu sân bay.

Điều này sẽ làm các tàu sân bay lớp Ford mới của Mỹ có thể tấn công mục tiêu từ ngoài tầm bắn của tên lửa diệt hạm.

Tàu sân bay Mỹ sẽ như ‘hổ mọc thêm cánh’ khi có UAV MQ-25 - Ảnh 2.

MQ-25 là thiết bị bay không người lái do Boeing phát triển cho Hải quân Mỹ, với mục đích kéo dài tầm hoạt động của các máy bay chiến đấu trên hạm và giảm các nguy cơ đối với hạm đội tàu sân bay của Hải quân Mỹ ở các vùng biển nguy hiểm.

Việc đưa UAV MQ-25 tiếp liệu trên hạm vào sử dụng sẽ là bước tiến mới của Hải quân Mỹ.

Với khả năng chở theo tới gần 7 tấn nhiên liệu, UAV MQ-25 có thể giúp kéo dài tầm hoạt động cho các máy bay của Hải quân như F/A-18E/F, F-35C... thêm gần 700 km.

Hồi tháng 8/2018, Hải quân Mỹ và Boeing đã ký hợp đồng trị giá 805 triệu USD phát triển 4 nguyên mẫu UAV tiếp liệu trên không MQ-25. Lầu Năm Góc muốn dòng UAV này có khả năng hoạt động cả trên sân bay thông thường lẫn tàu sân bay lớp Ford tương lai.

UAV MQ-25 đã hoàn thành chuyến thử nghiệm đầu tiên vào ngày 19/9/2019 tại Sân bay St. Louis, chuyến bay thử kéo dài hai giờ dưới sự điều khiển từ xa của các nhân viên thử nghiệm dưới mặt đất; thông qua chuyến bay thử đã thử nghiệm các tính năng cơ bản của chiếc máy bay không người lái loại lớn này.

Tàu sân bay Mỹ sẽ như ‘hổ mọc thêm cánh’ khi có UAV MQ-25 - Ảnh 4.

ược biết, từ năm 2006, Hải quân Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu phát triển loại máy bay không người lái dùng cho việc trinh sát và tiếp dầu trên không (UCLASS). Sau năm 2012, mục tiêu của kế hoạch này chuyển thành nghiên cứu chế tạo phương tiện bay trinh sát để sớm đưa vào hoạt động chống khủng bố cường độ thấp.

Đến ngày 1/2/2016, sau nhiều cuộc tranh luận gay gắt, cuối cùng quân đội Mỹ quyết định nghiên cứu phát triển chiếc máy bay không người lái tiếp dầu trên không cất hạ cánh trên tàu sân bay (CBARS) kích thước tương đương chiếc F/A-18 có các khả năng trinh sát, trung chuyển thông tin và tấn công.

Tháng 7/2016, kế hoạch này được chính thức đặt tên là MQ-25A “cá đuối ó” (Stingray).

Mỗi chiếc MQ-25 có thể tiếp 6.800 lít dầu cho từ 6 đến 8 máy bay trên không, giúp nâng cao phạm vi tác chiến cùng thời gian hoạt động trên không cho các máy bay cất cánh trên tàu sân bay.

Hải quân Mỹ dự định sẽ bố trí MQ-25 Stingray kèm với các máy bay F/A-18 và F-35 tạo thành các biên đội để hiệp đồng trinh sát và tiếp dầu trên không cho F/A-18 và F-35.

Về thiết kế, MQ-25 Stingray được lắp động cơ Roll-Royce AE 3007 có lực đẩy 4.500 kg. Chiếc đầu tiên đã được sản xuất năm 2019 với giá thành 804 triệu USD.

Theo hợp đồng, tháng 8/2024 sẽ hoàn thành việc phát triển MQ-25, hãng Boeing sẽ sản xuất 72 chiếc cho Hải quân Mỹ, tổng trị giá hợp đồng là 13 tỉ USD.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại