Có tin nói rằng tàu ngầm Ấn Độ INS Sindhudhvaj (S56) đã “tiêu diệt” tàu USS City of Corpus Christi (SSN 705) của Mỹ trong cuộc tập trận mang tên Malabar được tổ chức hằng năm giữa Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ. Theo người Ấn Độ, các tàu ngầm được giao nhiệm vụ tìm kiếm lẫn nhau trong khu vực vịnh Bengal.
“Những gì xảy ra là tàu Sindhudhvaj đã ghi lại được hiệu ứng sóng âm (HE), nói dễ hiểu là tiếng động dưới nước, của chiếc tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và đã tìm cách nhận diện được nó trước khi khóa mục tiêu.
Vì là diễn tập nên điều không xảy ra chính là tàu Ấn Độ đã không khai hỏa”, một sỹ quan hải quân Ấn Độ nói với tờ India Today. Theo tình huống diễn tập, tàu ngầm Kilo Ấn Độ đã kết liễu tàu USS City of Corpus Christi bằng ngư lôi 533mm.
Nếu mô tả của phía Ấn Độ về sự việc là chính xác, đó sẽ là một điểm sáng đối với lực lượng tàu ngầm của New Delhi.
Trong những năm gần đây, hạm đội tàu ngầm bị lơ là của Ấn Độ đã phải chịu đựng nhiều tai nạn chết người.
Tàu ngầm mắc cạn, bốc cháy và thậm chí là bị chìm dô một loạt các nguyên nhân gồm việc thiếu đầu tư, sự lơ là và tham nhũng. Có lẽ sự kiện tồi tệ nhất là khi tàu INS Sindhurakshak chìm ngay tại cảng ở Mumbai sau một loạt các vụ nổ ở khoang chứa ngư lôi, khiến 8 thủy thủ thiệt mạng.
Tuy nhiên, không phải là ngạc nhiên quá lớn khi một tàu ngầm Kilo do Nga sản xuất có thể đánh bại một tàu ngầm tấn công lớp Los Angeles.
Theo nhận định của National Interest, tàu lớp Los Angeles có thiết kế lạc hậu và đang được dần thay thế bằng các tàu lớp Virginia mới hơn và êm hơn nhiều. Tuy nhiên, cần nhớ rằng chúng ta không biết rõ “luật chơi” và các thông số khác trong cuộc tập trận nói trên. Cũng có thể có khả năng phóng đại thông tin về sự vụ.
Nhưng có một thực tế căn bản là tàu ngầm lớp Kilo chạy cực kỳ êm và đây là một tàu ngầm đầy năng lực nhờ vào hệ thống động lực diesel-điện của nó. Chạy bằng nguồn điện khi lặn, chạy điện khi bơi nổi, những con tàu này được mô tả là “một hố đen trong đại dương”, làm đau đầu hải quân Mỹ.
Phát triển phương thức đối phó với những tàu ngầm như thế là một ưu tiên cao đối với Washington bởi nhiều đối thủ tiềm tàng của Mỹ như Trung Quốc và Iran đang vận hành những con tàu loại này.
Mặc dù các tàu ngầm diesel-điện nói chung êm hơn, nhưng hai quân Mỹ vẫn ưa thích các tàu ngầm hạt nhân bởi tầm hoạt động, tốc độ và độ bền bỉ của chúng.
Hơn nữa, chính sách và học thuyết quốc phòng Mỹ yêu cầu các tàu có khả năng hôạt động độc lập xa nhà trong thời gian dài.
Các lực lượng hải quân gần bờ với những nhiệm vụ mang tính khu vực ưa thích các tàu diesel-điện có tầm hoạt động thấp hơn.
USS Asheville, tàu ngầm lớp Los Angeles của hải quân Mỹ
Mặc dù bản tin của phía Ấn Độ có thể đúng hoặc không, sư việc nói trên vẫn cho thấy quân đội Mỹ sẽ phải thay thế các tàu lớp Los Angeles bằng các tàu lớp Virginia càng nhanh càng tốt. Loại tàu này được yêu cầu phải êm hơn, được trang bị các cảm biến tốt hơn, mang nhiều vũ khí hơn.
Các tàu mới được cho là sẽ đối chọi với các tàu lớp Kilo hiệu quả hơn tàu Los Angeles. Mua sắm thêm các tàu lớp Virginia càng nhanh càng tốt đang trở thành điều hết sức quan trọng khi ngày càng nhiều đối thủ tiềm tàng của Mỹ mua sắm các tàu Kilo hoặc thậm chí là loại có năng lực cao hơn cũng của Nga là tàu lớp Amur.