Tàu Liêu Ninh lượn lờ làm Nhật lạnh gáy, báo TQ hả hê: Cần gì đem mẫu hạm xử lý tranh chấp!

Hải Võ |

Theo Bắc Kinh, sự hiện diện của tàu sân bay Liêu Ninh trên biển Hoa Đông hôm 11/6 vừa qua không liên quan gì đến những tranh chấp chủ quyền trong khu vực.

Đài NHK (Nhật Bản) cho hay, tàu sân bay Liêu Ninh cùng một số tàu hải quân Trung Quốc khác được xác định di chuyển qua eo biển Miyako - nằm giữa đảo Miyako và Okinawa của Nhật Bản và đi ra Thái Bình Dương.

Bắc Kinh thông báo đây là hoạt động thường kỳ của hải quân và được thực thi tuân thủ theo luật pháp quốc tế, đồng thời kêu gọi các nước tôn trọng quyền lưu thông hàng hải của Trung Quốc.

Xiakedao, tài khoản mạng xã hội do báo đảng Trung Quốc Nhân dân Nhật báo quản lý, nhận định trong một bài bình luận rằng tàu Liêu Ninh không có vai trò gì trong các tranh chấp chủ quyền ở khu vực, mà chủ yếu hoạt động trong 4 lĩnh vực: Bảo vệ lưu thông hàng hải, ngoại giao hải quân, răn đe khu vực, và tham gia nhiệm vụ cứu nạn, viện trợ nhân đạo.

"Khó có khả năng tàu sân bay Trung Quốc sẽ dính líu và việc giải quyết các tranh chấp hàng hải với những nước láng giềng," Xiakedao viết, bổ sung rằng Quân giải phóng nhân dân (PLA) có vô số lựa chọn khác trong xử lý tranh chấp, như máy bay, tên lửa và các tàu khu trục,...

"Cần gì phải dùng tên tàu sân bay?"

Tàu Liêu Ninh lượn lờ làm Nhật lạnh gáy, báo TQ hả hê: Cần gì đem mẫu hạm xử lý tranh chấp! - Ảnh 1.

Hình ảnh tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương hôm thứ Hai, 10/6, do Bộ quốc phòng Nhật Bản công bố (Ảnh: KYODO)

Nhóm tàu sân bay Liêu Ninh có ít nhất 5 tàu phối hợp, gồm 2 tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường, 2 tàu hộ vệ và 1 tàu hậu cần - theo hình ảnh do Bộ quốc phòng Nhật Bản công bố.

Theo chuyên gia quân sự Trung Quốc Li Jie, sự xuất hiện của tàu tiếp tế hậu cần trong nhóm tác chiến cho phép tàu sân bay di chuyển đến hơn 10.000 hải lý hoặc thực hiện hàng nghìn giờ vận hành.

Động thái trong tuần này là lần đầu tiên tàu Liêu Ninh được đưa ra hoạt động ở Thái Bình Dương kể từ chương trình đại tu hồi đầu năm ngoái.

Eo biển Miyako rộng 300km là tuyến đường thuận tiện nhất để hải quân và không quân Trung Quốc tiếp cận với vùng biển Tây Thái Bình Dương thông qua "chuỗi đảo thứ nhất" - ngăn cách bờ biển Trung Quốc với đại dương.

"Eo biển Miyako đủ rộng và các điều kiện biển cũng ổn định," ông Li nói. "Các nhiệm vụ huấn luyện ở Thái Bình Dương sẽ trở thành thường thái, và các tàu sân bay khác của Trung Quốc nhiều khả năng cũng sẽ đi theo tuyến đường này."

Lần đầu tiên tàu Liêu Ninh di chuyển qua eo Miyako là vào tháng 12/2016, với hạm đội 8 tàu tháp tùng. Tháng 4/2018, nhóm tàu sân bay này tổ chức huấn luyện trên Thái Bình Dương sau khi tiến ra đại dương qua đường eo biển Bashi - nằm giữa đảo Đài Loan và Philippines.

Tàu sân bay đầu tiên do Trung Quốc tự chế tạo, hiện được gọi là Type 001A, đang tiến hành các thử nghiệm trên biển và được kỳ vọng đưa vào sử dụng cuối năm nay, trong khi một mẫu hạm khác đang trong quá trình sản xuất.

Người phát ngôn Bộ quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm phát biểu hồi năm 2017, tuyên bố hải quân Trung Quốc sẽ gia tăng tần suất hoạt động ở eo biển Miyako cho đến khi người Nhật "quen với điều đó".

Đọc tin nhanh VN mới nhất, xem tin tức thế giới nhanh nhất tại Soha. Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Trí Thức Trẻ
    Công ty Cổ phần VCCorp

    © Copyright 2010 - 2023 – Công ty Cổ phần VCCorp

    Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
    Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
    Email: btv@soha.vn
    Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.
    Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân
    Điện thoại: 024 7309 5555

    Liên hệ quảng cáo:
    Hotline: 0794.46.33.33 - 0961.98.43.88
    Email: giaitrixahoi@admicro.vn
    Hỗ trợ & CSKH:
    Tầng 20, tòa nhà Center Building, Hapulico Complex,
    số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
    Tel: (84 24) 7307 7979
    Fax: (84 24) 7307 7980
    Chính sách bảo mật

    Chat với tư vấn viên