"Tất tay" ở Libya, Thổ Nhĩ Kỳ dùng chính S-400 "lội ngược dòng" đánh bại Nga?

Mạnh Kiên |

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đối mặt với Nga và Ai Cập khi muốn chiếm trục Sirte-al-Jufra ở Libya. Nhưng hạn chế lớn nhất mà nước này đang đối mặt là không thể phát huy năng lực chiếm lĩnh không phận của S-400.

Giới phân tích lo ngại Libya đang hướng đến một cuộc đối đầu quân sự giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập khi sự cạnh tranh đối với khu vực Sirte giàu dầu mỏ và căn cứ al-Jufra chiến lược đang nóng lên.

Bất chấp đề nghị ngừng bắn từ Moscow và các nước khác, các hoạt động chuẩn bị của Ankara cho thấy cho thấy lực lượng của Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) có thể sẽ tiến về đánh chiếm Sirte và al-Jufra trong nửa cuối tháng 7.

Sirte được coi là chìa khóa để kiểm soát khu vực lưỡi liềm dầu mỏ của Libya, nơi đóng góp 60% xuất khẩu dầu của quốc gia này. Nơi đây cũng có ý nghĩa quân sự khi là thành phố đồn trú cho phép kiểm soát bờ biển Libya ngăn cách giữa Tripoli ở phía Tây và Benghazi ở phía Đông.

Trong khi đó, Al-Jufra cũng quan trọng không kém khi là nơi đặt căn cứ không quân cho phép kiểm soát toàn bộ không phận Libya.

Mới đây, Ai Cập tuyên bố sẽ can thiệp quân sự vào Libya nếu như Thổ Nhĩ Kỳ và GNA phát động cuộc tiến công vào hai địa điểm chiến lược nói trên. Liệu Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mạo hiểm đưa quân đến đánh chiếm Sirte và al-Jufra bất chấp nguy cơ xung đột với Ai Cập và Nga?

Tên lửa S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đến Libya?

Chưa nói đến kịch bản phải đối đầu với Ai Cập cũng như có nguy cơ căng thẳng với Nga, năng lực quân sự của Ankara cũng đang vướng phải một số hạn chế nghiêm trọng trong việc giành được các mục tiêu chiến lược trong cuộc phiêu lưu quân sự ở Libya.

Đầu tiên, phòng không tầm trung và tầm cao là rất quan trọng trong việc kiểm soát không phận ở trục Sirte-al-Jufra, nhưng điều này vẫn là một vấn đề lớn đối với Thổ Nhĩ Kỳ, bởi nước này mới chỉ đảm bảo được phòng không tầm thấp với hệ thống phòng thủ Hisar.

Trái ngang hơn, Ankara mặc dù sở hữu hệ thống tiên tiến như tên lửa S-400 mua từ Nga năm ngoái - nhưng cho đến nay, vũ khí danh tiếng này vẫn chưa được kích hoạt, nên khả năng chúng được chuyển sang Tripoli là gần như không thể xảy ra.

Ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại, Mỹ cũng không tỏ ra hào hứng trong việc cạnh tranh với Nga để kiểm soát không phận ở Libya.

Do đó, Ankara phải lên kế hoạch tấn công mà thiếu mất khả năng kiểm soát không phận tầm trung và cao, một hạn chế mà nước này từng vấp phải ở Syria. Đây sẽ là một chiến dịch rất rủi ro nếu Moscow và Cairo đứng vững.

Cung cấp sự hỗ trợ trên không cho các lực lượng mặt đất bằng máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng tấn công và máy bay không người lái vũ trang là điều cần thiết cho sự thành công của quân đội - điều mà Thổ Nhĩ Kỳ đã thể hiện khó khăn trong Chiến dịch Euphrates Shield ở miền Bắc Syria năm 2017, cũng như thực tế ở Tripoli hiện tại.

Không có sự hỗ trợ của không quân, Ankara sẽ phải tận dụng tối đa hỏa lực yểm trợ gián tiếp từ pháo phản lực bắn loạt đã triển khai tới Libya và tấn công bằng máy bay không người lái.

Rõ ràng, sự hỗ trợ hỏa lực gián tiếp và các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái không thể thay thế cho sự hỗ trợ trên không vì khả năng bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ không đủ sức răn đe đối thủ, bất kể năng lực của chúng đã vượt trội trong những năm gần đây.

Ngoài ra, các máy bay A400M - máy bay vận tải quân sự lớn nhất mà quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu cũng thiếu khả năng chuyển các đơn vị có quy mô tiểu đoàn hoặc các thiết bị quân sự cồng kềnh.

Nền kinh tế ốm yếu

Tất tay ở Libya, Thổ Nhĩ Kỳ dùng chính S-400 lội ngược dòng đánh bại Nga? - Ảnh 2.

Thổ Nhĩ Kỳ gần như thiếu vắng hoàn toàn ưu thế trên không.

Một hạn chế tiềm năng khác xuất phát từ sự thiếu hụt sĩ quan chỉ huy và nhân viên cấp cao có năng lực từ GNA.

Việc Thổ Nhĩ Kỳ triển khai các tướng lĩnh và nhân viên tới Libya dường như đã lấp đầy khoảng trống, nhưng một cuộc tấn công để chiếm Sirte và al-Jufra sẽ cần sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa máy bay không người lái và các yếu tố mặt đất, khả năng tình báo, giám sát, xác nhận mục tiêu, trinh sát và khả năng tấn công chính xác.

Do bán kính chiến đấu hạn chế, các mẫu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ - tài sản chiến thuật duy nhất có uy quyền trên không - cần nhiều lần tiếp nhiên liệu để bay tới Libya.

Căn cứ tiền phương có thể là một lựa chọn, nhưng cả Algeria và Tunisia đều tỏ ra miễn cưỡng trong việc cung cấp sự hỗ trợ như vậy.

Ngoài ra, các căn cứ không quân do GNA kiểm soát không có khả năng hỗ trợ các hoạt động chuyên sâu của máy bay chuẩn NATO, cũng như chắc chắn sẽ ở trong tầm ngắm của lực lượng Quân đội Quốc gia (LNA) của tướng Haftar.

Bên cạnh đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng thiếu máy bay ném bom hạng nặng có thể cung cấp hỏa lực áp đảo ở Libya.

Để bù đắp cho những hạn chế về hậu cần của không quân, Ankara có thể cân nhắc việc thay thế bằng hải quân. Tuy nhiên, tàu tấn công đổ bộ đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ, TCG Anadolu, dự kiến ​​sẽ không thể hoạt động cho đến cuối năm 2020.

Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, nhiều người ở Ankara đã đặt câu hỏi về sức chịu đựng của nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ vốn khó khăn sẽ có khả năng duy trì các liên minh quân sự tốn kém ở nước ngoài được bao lâu.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại