Kênh Egypt Defense Portal (Cổng thông tin điện tử Quốc phòng Ai Cập) công bố video, ghi lại cuộc diễn tập quy mô lớn của quân đội quốc gia này. Ngay từ những cảnh đầu tiên là các xe bộ binh chiến đấu BMP-1, phối hợp chiến đấu tiến công cùng với xe tăng Mỹ М60А3.
Những xe chiến đấu này có mặt ở Ai Cập (АРЕ) trước cuộc chiến tranh năm 1973. Chính những chiếc xe này tham gia chiến đấu lần đầu tiên và nhận được những kinh nghiệm đầu tiên trên Bán đảo Sinai. Hiện nay, quân đội Ai Cập có hơn 200 xe.
Video ghi lại cảnh pháo phản lực RL-21 đa nòng 122mm được gọi là SAKR-40, lắp đặt trên xe kéo bánh xích hạng trung ATS-59G và phiên bản sản xuất nội địa BM-21 Grad. Sự khác biệt chính so với bản gốc là số lượng: chỉ có 30 nòng phóng.
Ngoài ra, Ai Cập còn chế tạo pháo phản lực (MLRS) lắp trên khung gầm ZIL-157 và ZIL-131. Hiện nay, Ai Cập sử dụng khung gầm xe KAMAZ-43118 và Ural-4320 để lắp các tổ hợp pháo phản lực và pháo phản lực Mỹ M270.
Trong diễn tập, quân đội Ai Cập sử dụng xe vận tải Ural. Đây là các xe quân sự có khả năng cơ động cao, trong diễn tập được sử dụng làm công tác vận tải hậu cần quân sự, vận chuyển vũ khí đạn dược, nhiên liệu, lắp đặt các hệ thống thông tin liên lạc.
Lực lượng pháo binh tham gia diễn tập là các pháo tự hành SAU trên khung gầm xe Ural-4320, sử dụng pháo nòng dài 130mm M46 và lựu pháo 122mm D-30. Đây là những tổ hợp pháo tự hành mới được phát triển và giới thiệu vào năm 2016. Lựu pháo nổi tiếng của Liên Xô cũ D-30 cũng được lắp đặt trên xe bánh xích, được gọi là lựu pháo tự hành SP122 Ai Cập.
Lực lượng phòng không chiến trường tham gia diễn tập là các xe phòng không tự hành ZSU-23-4 "Shilka", được Liên Xô viện trợ cho Ai Cập trong những năm đầu của thập niên 1970. Các chuyên gia Ai Cập và Nga đã nâng cấp và hiện đại hóa những xe Shilka này.
Đặc biệt ngoài radar còn có các thiết bị ngắm, quan sát quang ảnh nhiệt ngày đêm, cho phép xe có thể chiến đấu cả với tên lửa không điều khiển và máy bay không người lái kích thước nhỏ. Tham gia vào lực lượng phòng không có các pháo phòng không tự động ZU – 23x3 xe kéo và các tổ hợp tên lửa vác vai MANPAD không rõ nguồn gốc nhập khẩu.
Quân đội Ai Cập cũng sử dụng các xe tăng Mỹ Abrams М1А1, được yểm trợ bằng máy bay vận tải tấn công Mi-17, tiêu diệt các mục tiêu mặt đất mở đường cho các đòn đột phá của lực lượng binh chủng hợp thành. Ngoài ra, còn có sự tham gia của nhiều phương tiện chiến đấu Mỹ khác, trong đó có xe thiết giáp M113 nổi tiếng.
Theo ý kiến của các chuyên gia, cuộc diễn tập cho thấy, quan hệ hợp tác quân sự giữa Ai Cập và Nga không chỉ mang tính chất lịch sử mà còn đang mở rộng và phát triển.
Cuộc diễn tập quy mô lớn của quân đội Ai Cập. Ảnh minh họa tài khoản Mahmoud Gamal
Lực lượng quân đội Ai Cập diễn tập chiến đấu quy mô lớn