Ngay trong tháng Giêng vừa rồi, có những vùng nước Mỹ ghi nhận nhiệt độ xuống thấp tới mức -50 độ C. Nhiều người coi đó là dấu hiệu cho thấy "nóng lên toàn cầu" đã biến mất. Có hai điều cần chỉnh sửa:
- Việc gọi "biến đổi khí hậu" là "nóng lên toàn cầu" dù đúng về bản chất, nhưng vẫn là một bước đi sai lầm: nó sẽ dẫn tới những quan niệm sai lầm.
- Cái lạnh thấu xương xuất hiện ở nhiều nơi, không chỉ ở Mỹ, là bằng chứng cho thấy khí hậu Trái Đất đang trọng trạng thái cực đoan hơn bao giờ hết.
Bốn năm qua là những năm nóng nhất lịch sử từng được ghi lại. Năm 2018 vừa rồi là năm nóng thứ tư trong lịch sử, bốn năm nóng hơn là 2015, 2016 và 2017.
Trong tháng Giêng, cái nóng đỉnh điểm của nước Úc đạt tới 41 độ C. Nhiều vùng trải qua tháng đầu năm 2019 nóng hơn bình thường, trong đó có Việt Nam. Đôi ba ngày lạnh giá không gạt đi được sự thật: Trái Đất đang nóng lên, khí hậu biến đổi theo chiều hướng cực đoan.
Mọi vùng trên thế giới đều đang nóng lên, thế nhưng việc biến đổi khí hậu bao gồm cả cái lạnh cóng người: nhiều nhà khoa học tin rằng nhiệt độ Bắc Cực tăng đã khiến cho nhiệt độ Bắc Mỹ xuống thấp tới mức kỷ lục.
Ta cứ càng thải thêm CO2 vào bầu không khí (qua việc vận hành phương tiện chạy bằng chất đốt, đốt nhiên liệu chứ không phải thở), Trái Đất lại càng nóng lên; tính tới giờ, nhiệt độ trung bình Trái Đất đã tăng thêm 1 độ C. Thế nhưng Bắc Cực nóng lên với tốc độ nhanh gấp đôi, gấp ba lần các vùng khác, cách biệt nhiệt độ giữa miền Bắc và miền Nam Trái Đất hẹp lại, nó sẽ khiến dòng khí lạnh bị kẹt tại vùng xoáy lạnh của Bắc Cực yếu đi.
Và khi dòng khí lạnh yếu đi, khí lạnh sẽ tìm được đường thoát tới những vùng khác. Những vùng lạnh bất thường trong thời gian qua đều đã chịu ảnh hưởng từ hiện tượng trên.
Ảnh thời tiết toàn cầu của ngày 31 tháng Giêng năm 2019, do Viện Biến đổi Khí hậu trực thuộc Đại học Maine thực hiện.
Một nghiên cứu mới khác, sử dụng dữ liệu từ năm 1950 tới nay, tìm thấy mối liên kết chặt chẽ giữa nhiệt độ tăng tại Bắc Cực và cái lạnh chết người tại miền Bắc nước Mỹ. Nhiều nghiên cứu khác cho thấy Bắc Cực ấm lên có mối liên hệ chặt chẽ với các hiện tượng thời tiết cực đoan ở Bán Cầu Nam, như hạn hán, những đợt nóng kinh người và những đợt lạnh thấu xương.
Các nghiên cứu khoa học tiếp tục xuất hiện, cho thấy khí hậu càng biến đổi theo chiều hướng xấu, các hiện tượng thời tiết không mong muốn sẽ càng xuất hiện nhiều hơn. Ta không thể chế ngự thiên nhiên, nếu như chính vì thiên tai mà con người bị xóa sổ, thì đó đúng là cái kết buồn cho giống loài thông minh nhất Hệ Mặt Trời.