Tại sao con người phải cắt tóc còn các loài động vật khác thì không cần?

Đức Khương |

Lông, tóc là một đặc điểm của động vật có vú, nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao con người luôn phải cắt tóc còn các loài động vật có vú khác thì không?

Lông, tóc là một đặc điểm của động vật có vú, ngay cả những loài nhìn có vẻ nhẵn mịn như hà mã, voi, tê giác, chuột naked mole và thậm chí cả cá voi hay cá voi cũng không nằm ngoại lệ.

Mặc dù chúng đã loại bỏ phần lớn lông trên cơ thể để thích nghi với môi trường nhưng chúng vẫn giữ được bộ lông của mình ở một mức độ nhất định.

Nhưng trong số những loài động vật có vú, con người lại tách biệt hoàn toàn và có một bộ lông, đặc biệt là bộ tóc khác hẳn khi so với những loài khác bởi nếu như không cắt tóc, tóc của bạn có thể mọc rất dài, trong khi ở những loài khác khi đạt đến một độ dài nhất định thì sẽ dừng lại.

Vậy tóc người có thể dài bao nhiêu nếu như không được cắt? Có lẽ mọi người đã nghĩ về điều này, nhưng nó chưa bao giờ được xác minh bằng hành động thực tế.

Nhưng không sao, con người luôn thích thử thách giới hạn của bản thân, dù không thể để tóc cả đời nhưng tại Mỹ có một người phụ nữ 50 tuổi đã không hề cắt tóc trong suốt 40 năm. Vào tháng 3/2016, mái tóc của cô đã được Sách Kỷ lục Guinness thế giới ghi nhận với chiều dài 16,8 m.

Tại sao con người phải cắt tóc còn các loài động vật khác thì không cần? - Ảnh 1.

Tốc độ tăng trưởng của tóc người bình thường là khoảng 1 cm mỗi tháng. Vì vậy, nếu tính theo tốc độ trung bình này thì trong vòng 40 năm, mái tóc của người bình thường chỉ dài khoảng gần 5 m, bởi vậy tốc độ phát triển độ dài của người phụ nữ này vẫn là một điều khá kỳ lạ.

Tại sao con người phải cắt tóc còn các loài động vật khác thì không cần? - Ảnh 2.

Nang tóc là đơn vị cơ bản để sản sinh ra tóc, và tóc có nguồn gốc từ sự tăng trưởng và biệt hóa của các tế bào trong nang tóc.

Có khoảng 5 triệu nang tóc trong cơ thể con người, trong đó có 1 triệu trên đầu và 100.000 đến 150.000 trên da đầu. Các nang tóc nằm trong da và được điều chỉnh bởi các kích thích tố và các yếu tố tăng trưởng khác nhau. Và mỗi nang tóc cũng chứa một nhóm tế bào gốc nang lông , đó là một "mô nhỏ" khá phức tạp.

Những tế bào gốc nang lông này giống như mẹ của các tế bào bao quanh nang lông, có thể liên tục phân chia để cung cấp một nguồn tế bào liên tục cho nang lông đang phát triển. Những tế bào mới này có thể biệt hóa thành tóc, tuyến bã nhờn, tế bào melanocytes, tế bào cơ trơn,...

Tại sao con người phải cắt tóc còn các loài động vật khác thì không cần? - Ảnh 3.

Tất cả vòng đời nang tóc có thể được chia thành giai đoạn tăng trưởng (Anagen), suy thoái (Catagen) và giai đoạn nghỉ ngơi (Telogen). Khoảng 90% -95% nang tóc của da đầu trưởng thành khỏe mạnh bình thường trong giai đoạn tăng trưởng, 1% bước vào thời kỳ suy thoái và 5% -10% là thời gian nghỉ ngơi.

Như tên gọi cho thấy, các tế bào nang tóc hoạt động mạnh nhất trong quá trình anagen, và giai đoạn này kéo dài 2-8 năm. Trong giai đoạn này, các tế bào gốc nang lông sẽ phân chia và biệt hóa với số lượng lớn, và tóc sẽ phát triển nhanh chóng và có sức sống mạnh mẽ.

Sau giai đoạn tăng trưởng, các nang tóc sẽ ở trong giai đoạn catagen 2-3 tuần. Trong giai đoạn này, các tế bào trong nang lông cũng ngừng phát triển và tóc sẽ không còn mọc dài thêm. Ngoài ra, phần gốc của tóc sẽ được đẩy từ mô dưới da đến vùng lân cận của tế bào gốc nang lông.

Tại sao con người phải cắt tóc còn các loài động vật khác thì không cần? - Ảnh 4.

Sau quá trình đó, các nang tóc bước vào thời gian nghỉ ngơi lên tới 2-3 tháng. Tại thời điểm này, kết nối giữa tóc và nang tóc sẽ không còn chặt chẽ, có thể nói rằng sợi tóc đó đã "chết" và có nguy cơ rụng bất cứ lúc nào. Hơn nữa, vì sản xuất melanin bị giảm, chúng ta cũng có thể thấy rằng chân tóc có màu trắng.

Nhưng đối với các mô định kỳ như nang lông, cái chết cũng có nghĩa là tái sinh. Ở động vật có vú trưởng thành, nang lông là cấu trúc duy nhất có cấu trúc tự tái tạo.

Sau khi một nang tóc hoàn thành một chu kỳ tăng trưởng, nó sẽ bước vào giai đoạn tăng trưởng tiếp theo dưới sự kích thích của các tín hiệu thích hợp. Sau một thời gian, một sợi tóc thứ hai sẽ được mọc lên. Sợi tóc cũ có thể sẽ vẫn còn nguyên hoặc có thể đã rụng và được thay thế bằng sợi tóc mới.

Do đó, tóc dễ bị rụng nhất khi nang tóc từ giai đoạn nghỉ ngơi bước vào giai đoạn tăng trưởng tiếp theo. Trên thực tế, là con người, chúng ta có thể rụng tới 100 sợi tóc mỗi ngày. Nhưng đồng thời, 100 sợi tóc tương ứng lại bắt đầu bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới.

Ở trạng thái lý tưởng, số lượng tóc của một người sẽ được duy trì ổn định ở mức khoảng 100.000 đến 50.000 sợi.

Tại sao con người phải cắt tóc còn các loài động vật khác thì không cần? - Ảnh 5.

Trên thực tế, từ chu kỳ nang tóc được giới thiệu ở trên, có thể thấy rằng chiều dài tóc có thời kỳ suy thoái và nghỉ ngơi nên về cơ bản tóc cũng sẽ có một độ dài nhất định chứ không dài mãi.

Nói cách khác, thời gian của giai đoạn tăng trưởng nang tóc quyết định độ dài của tóc. Thời gian tăng trưởng càng dài, tóc của chúng ta càng có khả năng mọc dài hơn.

Nói chung, các nang tóc của da đầu con người chỉ phát triển 2-8 năm. Do đó, chiều dài mà tóc có thể đạt được thực sự bị giới hạn trong khoảng vài mét.

Tại sao con người phải cắt tóc còn các loài động vật khác thì không cần? - Ảnh 6.

Chính vì có thời gian phát triển kéo dài nên tóc của chúng ta liên tục dài ra và cần phải cắt, trong khi đó lông tay, lông chân, lông mi và lông mày của bạn chỉ có thời gian tăng trưởng tích cực trong khoảng 30 đến 45 ngày.

Nên những phần lông đó sẽ có chu kì rụng và phát triển nhanh hơn tóc nên theo đó độ dài của chúng cũng rất hạn chế và đó cũng là lý do tại sao long tóc ở những khu vực này sẽ không tiếp tục phát triển quá mức nếu không được cắt tỉa.

Tương tự, lông của các động vật có vú khác có chu kỳ tăng trưởng tương tự, chu kỳ của lông các loài động vật ngắn hơn tóc của con người nên chúng sẽ rụng trước khi phát triển được như tóc của con người.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại