Kỳ thú chuyện con khỉ bay lên vũ trụ, ngày trở về, nó còn làm loạn cả một khu trục hạm của Mỹ

ZKNIGHT |

Sau chuyến bay, một phân tích về điện tâm đồ, hô hấp, nhiệt độ cơ thể, cử động mắt và các phép đo khác cho thấy không có kết quả bất thường từ các phản ứng sinh lý và tâm lý của Sam. Con khỉ đã sống sót qua thử thách, sự thèm ăn còn nguyên vẹn. Sam, một nhân viên của NASA đến từ Trường Y học Hàng

Sam, một con khỉ rakesus đã trải qua một chuyến đi đến rìa vũ trụ đã quay lại Trái Đất khi còn tàu chở nó lao mình xuống Đại Tây Dương. Nhưng cuộc phiêu lưu của Sam thì chưa kết thúc ở đó.

Các tài liệu lưu mà NASA lưu trữ lại về chuyến bay năm 1959 của Sam khá sơ sài và ít ỏi. Nó chủ yếu chỉ mang tính xác nhận, rằng khoang tàu Mercury mới được chế tạo ra vào thời điểm đó đã giữ cho con khỉ còn sống, nghĩa là con người đã sẵn sàng tiếp bước để bay vào không gian.

Nhưng trong ký ức của Bob Thompson, một cựu nhân viên NASA, câu chuyện về con khỉ rakesus vẫn luôn hiện lên cực kỳ sống động.

Kỳ thú chuyện con khỉ bay lên vũ trụ, ngày trở về, nó còn làm loạn cả một khu trục hạm của Mỹ - Ảnh 1.

Kỳ thú chuyện con khỉ bay lên vũ trụ, ngày trở về, nó còn làm loạn cả một khu trục hạm của Mỹ

Mặc dù đã bước sang tuổi 90, Thompson vẫn có sức thống trị căn phòng với giọng nói chỉ huy của mình. Ông đứng trong bếp, bồi hồi nhớ lại và kể về một sự kiện đã diễn ra từ 6 thập kỷ trước, về cuộc đổ bộ của Sam.

Trở lại tháng 12 năm 1959, NASA chỉ còn cách chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ của Alan Shepard 18 tháng. Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ vẫn còn phải thực hiện các cuộc thử nghiệm trên tên lửa và tàu vũ trụ. Các nhà khoa học hầu như không biết gì về ảnh hưởng của môi trường không trọng lực đối với con người, hoặc họ cần phải làm gì để giữ cho phi hành gia của mình sống được ngoài đó.

Ngay lập tức, họ nghĩ rằng mình phải thiết kế một hệ thống kén an toàn để đưa phi hành gia nhanh chóng thoát khỏi tên lửa trong trường hợp xảy ra tai nạn. Trở lại khoảng thời gian đó, tên lửa của NASA nổ tung vốn là chuyện cơm bữa.

Vì vậy, khi các kỹ sư trẻ của NASA tại Trung tâm nghiên cứu Langley ở Virginia bắt đầu thử nghiệm kén Mercury cho chuyến bay, họ muốn xem liệu các gia tốc tác động lên cơ thể phi hành gia trong quá trình hủy bỏ chuyến bay sau khi phóng có thể giữ cho họ sống sót hay không.

Đây là vị trí mà Sam, một con khỉ rakesus nặng 3,6 kg được tuyển dụng.

Kỳ thú chuyện con khỉ bay lên vũ trụ, ngày trở về, nó còn làm loạn cả một khu trục hạm của Mỹ - Ảnh 2.

Sam được tuyển dụng vào NASA cho sứ mệnh thử nghiệm an toàn của kén Mecury.

Trước đó một năm, Thompson đã được tuyển dụng để phối hợp với Hải quân Mỹ tiến hành các hoạt động hạ cánh và phục hồi cho phi hành gia NASA. Là một thành viên cộm cán của Nhóm Nhiệm vụ Không gian ở NASA, Thompson được giao nhiệm vụ phục hồi sức khỏe cho Sam, nếu nó còn sống khi trở lại Trái Đất. Hoặc nếu nó không may chết đi, ông phải thu thập các mảnh thi thể còn lại của nó.

Vào thời điểm kén Mecury mang theo Sam đáp xuống Đại Tây Dương, biển động mạnh và những con sóng đã cố gắng chôn vùi nó. Nhưng đến ngày 4 tháng 12, biển cuối cùng đã dịu đi một chút.

"Tôi đã ở ngoài đó trên một khu trục hạm, biển khi đó có những con sóng cao 6 mét", Thompson hồi tưởng lại.

"Hạm trưởng tàu khu trục là một cựu lính tàu ngầm. Tôi ở trong phòng chỉ huy và giảng cho anh ấy một khóa học ngắn về việc gió và biển sẽ giúp ích cho sự phục hồi. Và tôi nói, 'Hãy vững vàng như khi anh đi và đừng dừng lại'. Sau đó, tôi rời khỏi phòng chỉ huy, đi xuống boong tàu để giúp họ đưa cái kén lên khỏi nước".

Kỳ thú chuyện con khỉ bay lên vũ trụ, ngày trở về, nó còn làm loạn cả một khu trục hạm của Mỹ - Ảnh 3.

Con khỉ được đưa vào một thùng container có kích thước 36 inch x 18 inch.

Chuyến bay

Đó là lúc mà Sam đã có một chuyến đi dài. Nó nằm trong một cái container có kích thước 36 inch x 18 inch đặt trong kén. Tổ hợp được phóng lên không gian bằng một tên lửa Little Joe. Một phút sau chuyến bay, di chuyển với tốc độ 3.685mph, hệ thống tách kén Mercury đã nổ súng.

Ngồi trên chiếc ghế dài của mình, Sam phải chịu đựng một gia tốc từ 10 đến 12Gs trước khi nó có 3 phút trong môi trường không trọng lượng, đạt độ cao cực đại khoảng 53 dặm. Áp suất trong kén đã giảm từ áp suất khí quyển xuống còn khoảng một nửa trong suốt chuyến bay.

Rồi sau đó, kén Mercury rơi xuống vùng biển hỗn loạn ngoài khơi Virginia. Con khỉ Sam vẫn bị giữ chặt trên ghế, cả cái kén nảy quanh trong sóng biển, chờ đợi Thompson cùng Hải quân đến giải cứu. Cuối cùng, tàu khu trục cũng tiếp cận được với nó.

Khi Thompson xuống boong, các thủy thủ đang cố gắng móc một thanh nhôm dài vào một cái chốt trên đỉnh kén Mecury. Nó trông giống như tay cầm của một chiếc giỏ Phục sinh. Nhưng sau đó, ngay khi viên nang được móc lên, thuyền trưởng đã dừng con tàu lại.

Kỳ thú chuyện con khỉ bay lên vũ trụ, ngày trở về, nó còn làm loạn cả một khu trục hạm của Mỹ - Ảnh 4.

Tên lửa Little Joe đã đưa kén Mecury chứa Sam lên rìa vũ trụ.

Quả cầu công phá

"Bởi con tàu đang chồm hụt trong sóng biển, cái kén trở thành một quả cầu công phá", Thompson nhớ lại. "Thật bất ngờ, BAM! Nó bị ném lên mạn tàu. Nó lăn trở lạ và BAM! Tiếp tục đâm vào cạnh con tàu một lần nữa".

"Tôi ở dưới boong tàu và sau cú BAM! thứ hai, tôi đã nói với sĩ quan lái tàu thả lỏng dây chuyền. Sau đó, cái kén đập một lần cuối trước khi bị treo lủng lẳng trên boong tàu. Chúng tôi quấn một dây thòng lọng xung quanh nó và cấp cứu cho một thủy thủ bị thương trong vụ việc. (Sau đó, anh ấy đã hồi phục)".

Đáng ngạc nhiên, cái kén không bị hư hỏng nhiều. Nhưng điều gì đã xảy ra với Sam, con khỉ đã bay lên tận rìa vũ trụ, trở về Trái Đất mà vẫn bị hành hạ?

"Con khỉ đã ở trong một cái lon nhôm lớn, được bắt vít xuống sàn. Chúng tôi tháo cái nắp ra, tôi khum các ngón tay của mình lại rồi thò xuống đó. Con khỉ nắm lấy tay tôi. Chúng tôi đã có một số dụng cụ để giải thoát nó khỏi chiếc ghế dài. Tôi đặt con khỉ xuống và bảo một trung sĩ đi lấy táo và cam. Con khỉ đói bụng. Nó ăn gần hết số cam đó".

Kỳ thú chuyện con khỉ bay lên vũ trụ, ngày trở về, nó còn làm loạn cả một khu trục hạm của Mỹ - Ảnh 5.

Kén Mucury ở trung tâm nghiên cứu Langley của NASA

Sau chuyến bay, một phân tích về điện tâm đồ, hô hấp, nhiệt độ cơ thể, cử động mắt và các phép đo khác cho thấy không có kết quả bất thường từ các phản ứng sinh lý và tâm lý của Sam.

Con khỉ đã sống sót qua thử thách, sự thèm ăn còn nguyên vẹn. Sam, một nhân viên của NASA đến từ Trường Y học Hàng không Không quân Hoa Kỳ tại Căn cứ Không quân Brooks ở Texas, đã trở về nhà. Nó tiếp tục sống một cuộc đời dài, cho đến khi chết vào năm 1982 và được hỏa táng.

Tham khảo Arstechnica

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại