T-14 Armata sa lầy: Thực sự ai là kẻ có lỗi trong những thất bại của cỗ xe tăng Nga?

Bảo Lam |

Hai năm trước, người ta cam kết rằng đến 2020 Quân đội Nga sẽ sở hữu hơn 2.000 xe tăng T-14 Armata nhưng đến nay mới chỉ có rất ít xe được bàn giao. Tại sao vậy?

Những câu hỏi lớn về tương lai của xe tăng T-14 Armata

Khái niệm đầu tiên về "quân đội thuê ngoài – army outsourcing", mà sẽ giết chết năng lực quốc phòng của đất nước, xuất hiện từ năm 2008, khi Quân đội Gruzia trang bị khí tài của Mỹ, mở cuộc xâm lược lãnh thổ Nam Osetia.

Đúng, khi đó Quân đội Nga, dù chậm vài ngày, nhưng vẫn bảo vệ được quốc gia này. Còn những vũ khí tối tân của Mỹ, mà quân đội Gruzia bỏ lại trong hoảng loạn, cho thấy rằng lĩnh vực công nghiệp quân sự Nga thua kém Mỹ theo một vài chỉ số.

Hơn 10 năm đã trôi qua kể từ đó đến nay, quân đội Nga đang tích cực tái trang bị vũ khí, điều được chứng tỏ bằng chiến dịch tại Syria, nhưng có hàng loạt những lực cản, mà khiến cho chính quá trình tái trang bị vũ khí này bị chậm lại từ bên trong.

Lấy ví dụ, có thể viện dẫn chiếc xe tăng T-14 Armata tối tân nhất của Nga.

Hai năm trước, người ta cam kết rằng đến năm 2020 các lực lượng vũ trang của Nga sẽ sở hữu hơn 2.000 cỗ máy này. Nhưng các đơn vị đến nay mới chỉ tiếp nhận không quá 150-200 xe tăng thế hệ mới. Tại sao vậy?

Bàn tay vô hình

Khi tại Ukraine xảy ra cuộc đảo chính Maidan và những kẻ bài Nga đã lên nắm quyền, thì trước lĩnh vực công nghiệp quốc phòng Nga đặt ra một câu hỏi lớn về việc làm thế nào để thay thế các sản phẩm trước đây được đất nước Ukraine "anh em" cung cấp.

T-14 Armata sa lầy: Thực sự ai là kẻ có lỗi trong những thất bại của cỗ xe tăng Nga? - Ảnh 2.

Xe tăng T-14 Armata.

Vấn đề liên quan tới sản phẩm quốc phòng, vì ai cũng biết rằng 99% lĩnh vực công nghiệp của Ukraine sống nhờ lĩnh vực quốc phòng Nga.

Hãy thử nhìn xem tình hình diễn biến như thế nào đến năm 2014, năm xảy ra cuộc đảo chính Maidan: Moscow có lợi khi mua những phụ tùng cần thiết ở nước ngoài hơn là xây dựng hoặc hồi phục những gì đã mất từ di sản của Liên Xô để lại.

Sau khi Ukraine từ chối cung cấp các sản phẩm quân sự, Nga đã phải tìm kiếm sự thay thế ở trong nước một cách nhanh chóng, bởi vì không thể dựa vào những phụ tùng ở nước ngoài dù trong giai đoạn chuyển đổi, vì các biện pháp trừng phạt sau chương trình biểu diễn của "những người lịch sự" tại Crimea nổi tiếng trên khắp thế giới.

Các kỹ sư Nga thật đáng được ca ngợi khi nhanh chóng nghiên cứu và sản xuất những phụ tùng trước đây mình không có.

Và tới đây thì "bàn tay vô hình của thị trường" đã can thiệp: Một vài thương gia của Nga quyết định rằng, nếu Nga hiện nay không thể kiếm được đối tác để mua những phụ tùng này và với mức giá rẻ, thì có thể "bóp méo bảng giá" theo ý mình.

Và cuối cùng nó đã đẩy mức giá của một cỗ máy T-14 Armata dành cho Quân đội Nga hiện nay lên tới gần 350 triệu rúp (khoảng gần 5,4 triệu USD)/chiếc.

Đương nhiên, Bộ Quốc phòng Nga phải đi theo một cách khác, hợp lý hơn: nâng cấp các xe tăng T-72B3. Cỗ máy này từng được nâng cấp như một sản phẩm thay thế rẻ hơn xe tăng khác của Nga – T-90A.

T-14 Armata sa lầy: Thực sự ai là kẻ có lỗi trong những thất bại của cỗ xe tăng Nga? - Ảnh 3.

Xe tăng T-90A (bên phải).

Chỉ mất 70 triệu rúp để có thể nâng cấp toàn bộ và trang bị cho một chiếc T-72 những hệ thống vũ khí và phòng vệ tối tân nhất.

Theo phản hồi của các chuyên gia quân sự Nga và quốc tế, sau quá trình nâng cấp này, chiếc xe tăng T-72B3 gần như không thua kém các đối thủ cạnh tranh tối tân nhất bên phía phương Tây, thậm chí một vài chỉ số còn vượt trội.

Bởi vậy, quyết định nâng cấp những xe tăng này là hoàn toàn hợp lý (01 Armata = 04 T-72B3), và thời hạn bàn giao số lượng lớn các xe tăng T-14 Armata được lùi đến khi nào phù hợp.

Tuy nhiên, cần phải để ý tới những thương nhân, quan chức và công ty, mà cố tình kéo tụt sự phát triển lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao của Nga. Đảng Tự do dân chủ của Nga, lấy ví dụ, từng tuyên bố rằng không loại trừ khả năng có mối quan hệ tham nhũng giữa tất cả các công đoạn sản xuất khí tài quân sự và vũ khí.

Và cùng với đó, Nga cần phải phát triển hoạt động sản xuất công nghệ cao dân sự của mình, mà như tất cả đã biết, có mối quan hệ mật thiết với quân sự.

Chỉ khi nào xuất hiện sự cạnh tranh trong lĩnh vực này, khi đó một nhà máy độc quyền sẽ không còn áp đặt được các điều kiện và giá thành của mình, thì cỗ xe tăng T-14 Armata mới có mức giá rẻ hơn nhiều và sẽ đồng loạt được bàn giao cho các đơn vị với số lượng lớn.

Để làm được điều này, không chỉ cần mong muốn của giới quân sự, mà cả ý chí chính trị sắt đá ở cấp cao nhất, mà quyết tâm chấm dứt sự độc quyền của một số đối tượng trên thị trường, làm phương hại tới năng lực quốc phòng của đất nước.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại