MiG từng suýt bị "vùi chết"
Hồi đầu thập niên 2000, các chuyên gia quân sự từng đưa ra dự báo về quá trình sản xuất và hoạt động xuất khẩu các máy bay tiêm kích trên thế giới nhưng lại hoàn toàn bỏ qua chiếc MiG-29 của Nga.
Đương nhiên, họ đã đánh giá tiềm năng của nó thấp đến nỗi thậm chí còn không đưa nó vào danh sách của mình, khi coi nó như một trong những cỗ máy thất bại.
Nhưng gần đây, chiếc tiêm kích từng bị coi thường và thậm chí còn mài đít một thời gian dài trên "hàng ghế dự bị" của lực lượng không quân Nga, bất ngờ được thổi vào một luồng sinh khí mới và hiện nay MiG-29 đã trở thành chiếc máy bay được quan tâm trên thị trường vũ khí thế giới.
MiG-29, ban đầu được định vị như chiếc tiêm kích tiền tuyến, được biên chế cho Không quân Liên Xô vào năm 1987. Thời gian này cũng là đỉnh điểm sự nổi tiếng của nó, khi nó luôn là trái tim của các triển lãm hàng không thế giới được tổ chức tại Farnborough (Anh) và Le-Bourget (Pháp).
Những dữ liệu tuyệt vời và trình độ của các phi công đã hoàn tất công việc của mình: Chiếc máy bay đã có được không chỉ người hâm mộ, mà cả những khách hàng nước ngoài. Các lô hàng MiG-29 đã được cung cấp cho Ấn Độ, Syria, Iraq và những đồng minh trong khối Hiệp ước Warsaw.
Tiêm kích MiG-29 trong biên chế Không quân Ba Lan.
Đỉnh cao thành công về mặt thương mại vào thời điểm đó có thể coi là bản hợp đồng cung cấp những tiêm kích này của Nga cho Malaysia, quốc gia mà trước đó chỉ mua khí tài hàng không của Mỹ và các đồng minh thân cận của "ông lớn" này.
Liên quan tới lực lượng không quân trong nước, thì Quân đội Liên Xô dự định đưa tỷ trọng MiG-29 chiếm tối thiểu 2/3 dàn máy bay tiêm kích - dự kiến sẽ có không dưới 1.000 chiếc được cung cấp cho không quân.
Mọi thứ đáng lẽ đã diễn ra đúng như thế, nhưng những điều bất ngờ của lịch sử đã đưa ra các điều chỉnh trong những kế hoạch ban đầu.
Liên Xô tan rã và kéo theo đó là cuộc khủng hoảng nặng nề nhất đã hoàn tất công việc của mình - các đơn đặt hàng quốc phòng bị huỷ và những bản hợp đồng xuất khẩu ra nước ngoài bị ngừng lại đã đẩy đơn vị nghiên cứu chế tạo và các nhà máy lắp ráp của MiG đến bờ vực sinh tồn, khi phải cắt giảm chương trình phát triển MiG-29.
Nhưng dường như Chính phủ Nga dưới thời ông Gaidar mới là kẻ gây thiệt hại nhiều hơn cả cho các doanh nghiệp quốc phòng vào lúc đó, khi có hơi hướng đi theo lộ trình chính sách của Mỹ và cố tình biến Nga trở thành nước phụ thuộc về nguyên liệu của phương Tây.
Nói chung, vào những năm đó, Phòng Thiết kế và toàn bộ các doanh nghiệp của MiG, với bề dày kinh nghiệm và truyền thống hào hùng, suýt nữa đã bị vùi chết. Các kẻ thù của Nga đã vô cùng hả hê.
Thêm vào đó là cả các sai lầm của ban lãnh đạo công ty, mà đã phản ứng chậm chạp trước những điều kiện thay đổi, từ khía cạnh nâng cấp đột phá chiếc tiêm kích MiG-29. Nói ngắn gọn, đến đầu thế kỷ XXI, tập đoàn MiG và toàn bộ các công ty đã rơi vào tình trạng tài chính đáng báo động.
Để duy trì và tồn tại được là nhờ các đơn hàng xuất khẩu nhỏ lẻ, trong bối cảnh chính phủ trong nước hoàn toàn không còn quan tâm tới các sản phẩm của tập đoàn MiG. Điều cuối cùng mà đã cứu vãn được tình hình, cho dù có chậm trễ, đó là việc tập trung nâng cấp nghiêm túc các sản phẩm chính của công ty - MiG-29 và MiG-31.
Bộ đội tiêm kích MiG-29 và MiG-31 huyền thoại.
Ban lãnh đạo MiG đã đưa ra những kết luận đúng đắn, khi cho rằng nếu không nâng cấp dòng sản phẩm này, sẽ không hi vọng vào nhu cầu ổn định. Khi công tác nâng cấp vừa hoàn tất, ngay lập tức xuất hiện những khách hàng: Bangladesh, Yemen, Sudan, Myanmar,…
Đã ký kết được hai bản hợp đồng lớn cung cấp những máy bay MiG-29K mới cho các tàu sân bay Ấn Độ và nâng cấp những chiếc MiG-29 đã được bán trước đó. Tóm lại, điều tồi tệ nhất đã qua đi, nhưng còn sớm để vui mừng.
Bùng nổ sự quan tâm, MiG hồi sinh mãnh liệt
Năm tháng qua đi. Hoá ra chiếc MiG-29 mới được tái sinh, mà tưởng chừng là kẻ thất bại đáng thương, lại là một chiến binh đáng gờm. Mới đây, chiếc tiêm kích này đã toả sáng tại Libya và kịp để lại tiếng vang ở đó.
Bản hợp đồng cung cấp 50 chiếc MiG-29M cho không quân Ai Cập đã được ký kết và đang trong quá trình thực hiện, điều sẽ giúp cho các nhà máy MiG của Nga duy trì hoạt động trong vòng 5 năm, còn bản thân Ai Cập sẽ được coi như cường quốc quân sự đáng gờm nhất trong khối Ả Rập.
Nhưng điều ngạc nhiên nhất đó là việc Ấn Độ đã nhớ tới chiếc tiêm kích này, khi cuộc xung đột giáp biên với Trung Quốc diễn biến căng thẳng, và khiến Dehli phải vội vàng vũ trang thêm.
Hoá ra, những chiếc "Rafale" đã trúng thầu của Pháp phải chờ đời nhiều năm trời trong khi căng thẳng với Trung Quốc đột ngột bùng nổ khiến không quân Ấn Độ cần thêm máy bay mới ngay lập tức.
Nhưng điều quan trọng, Ấn Độ đã thay đổi đột ngột ý kiến của mình, bao gồm cả các quan niệm của ban lãnh đạo quân sự tối cao liên quan tới vũ khí của Nga và những khả năng chiến đấu thực sự của nó.
Khi mong muốn cấp tập vũ trang thêm một phi đội MiG-29SMT, người Ấn Độ đã nhớ tới gói thầu MMRCA năm 2007 cung cấp các tiêm kích đa năng, mà cho tới nay vẫn chưa xác định được kẻ nào giành chiến thắng cuối cùng.
Từ giờ, người Ấn Độ có thể sẽ ưu tiên MiG-35 của Nga - chiếc tiêm kích tiệm cận thế hệ thứ 5 khá chất lượng theo ý kiến của nhiều chuyên gia có uy tín, bởi vì hiện nay trên thế giới nó không có đối thủ về tương quan giá thành và khả năng chiến đấu.
Không phải ngẫu nhiên các doanh nghiệp của Mỹ bắt đầu lo ngại rằng nó sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh thực sự.
Tiêm kích MiG-35 do Nga chế tạo.
Nắm bắt "cơ hội vàng" để phản công
Về bản chất, MiG-35 chính là MiG-29 được tái sinh. Chiếc máy bay đã kế thừa những phẩm chất tốt nhất của bậc đàn anh: Khả năng cơ động cao, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, đơn giản trong bảo dưỡng.
Cùng với đó, nó có những tính năng mới mang hơi thở thời đại: Lớp vỏ sử dụng các vật liệu composite, điều giúp tăng khả năng tàng hình, khiến radar khó phát hiện ra nó hơn, các động cơ công suất lớn hơn, radar mảng pha chủ động, tải trọng vũ khí và bán kính hoạt động được nâng lên, các loại vũ khí được mở rộng.
MiG-29 của Nga đã từng thiếu những thứ này để giành chiến thắng trong gói thầu của người Ấn Độ hồi năm 2007. Bởi vậy, với những thay đổi được đánh giá là ngoạn mục đã khiến sự quan tâm tới việc thiết lập dây chuyền lắp ráp MiG-35 tại Ấn Độ trở nên hiện thực hơn bao giờ hết.
Không quân Ấn Độ có bề dày kinh nghiệm trong việc vận hành các vũ khí Nga và họ, không có nhu cầu tái thiết thứ gì đó một cách triệt để, bởi vì quá trình này cần không ít cả tiền bạc, lẫn thời gian.
Xuất hiện cả những quốc gia khác bày tỏ sự quan tâm tới MiG-35, bởi vậy có sự chắc chắn trong việc nó sắp sửa có thể hiện diện trong hàng ngũ lực lượng không quân của mình.
Iran mong mỏi chờ đợi thời điểm bãi bỏ các biện pháp cấm cung cấp vũ khí, mà sẽ chấm dứt vào tháng 10 năm nay. Họ cần các tiêm kích mới, như cần oxy, để bảo vệ lãnh thổ của mình trước các cuộc tấn công có thể được không quân Israel và Mỹ thực hiện. Và ở đây, MiG-35 là một trong những phương án có thể được xem xét.
Danh sách các quốc gia quan tâm có thể kéo dài. Syria không phản đối việc tiếp nhận chiếc tiêm kích mới. Iraq và Algeria bày tỏ sự quan tâm. Mới đây, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Azerbaijan đã được tận mắt chiêm ngưỡng MiG-35.
Có lẽ, trong số các khách hàng tiềm năng còn có cả Ai Cập, quốc gia đang có những kế hoạch nghiêm túc tại đất nước láng giềng Libya.
Và cuối cùng, không nên quên về chính lực lượng không quân của Nga. Một vài phi đội đúng nghĩa các tiêm kích tối tân MiG-35 là hoàn toàn phù hợp để triển khai tại các quân khu phía Tây và phía Nam đất nước.
Dòng tiêm kích hạng nhẹ cần phải được giữ lại, bởi vì nó đáp ứng những sự quan tâm của các lực lượng vũ trang nói chung.
Nói ngắn gọn, chiếc tiêm kích tối tân của Nga có thể giành được những hợp đồng xuất khẩu lớn trong thời gian tới. Tuy nhiên, thành công không tự đến: Để làm được điều đó, cần những nỗ lực của Tập đoàn chế tạo hàng không thống nhất (UAC), Bộ Quốc phòng Nga và Tập đoàn xuất nhập khẩu vũ khí quốc doanh Rosoboronexport.
Đồ họa tiêm kích MiG-41 do Nga chế tạo.
Đã xuất hiện cơ hội hiếm có để bứt phá trên thị trường các tiêm kích thế giới, bởi vậy hiện nay điều quan trọng là không bỏ lỡ thời điểm. Đó còn là cơ hội thực sự dành cho "các nhà quản lý hiệu quả" để chứng minh được sự hiệu quả của mình trong thực tế.
Hiện giờ, trong khuôn khổ Tập đoàn chế tạo hàng không thống nhất Nga (UAC) đang thành lập một đơn vị máy bay chiến đấu, với sự tham gia của MiG và Sukhoi.
Cạnh tranh ở giai đoạn thiết kế vẫn cần phải có, nếu không độc quyền sẽ dẫn tới sự suy thoái. Mặt khác, người chiến thắng trong cuộc thi thiết kế phải thuê phía đối thủ làm nhà thầu phụ khi chế tạo khí tài mới.
Đáng mừng là hiện tượng này đã có tiền lệ: MiG từng giúp đỡ công ty của Sukhoi chế tạo UAV theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng.
Mới đây, MiG được giao nhiệm vụ chế tạo tiêm kích hạng nhẹ thế hệ thứ 5. Sẽ hợp lý nếu công ty Sukhoi tham gia với vai trò đơn vị thứ hai của đè án này, bởi vì họ đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm khi chế tạo chiếc tiêm kích Su-57 của mình.
Tiếp đến, sẽ sản sinh ra chiếc máy bay đánh chặn tầm xa MiG-41 tràn đầy hứa hẹn. Bộ Tư lệnh không quân Nga ủng hộ ý tưởng này. Điều đó có nghĩa rằng sắp tới ngân sách nhà nước sẽ cấp cho hoạt động nghiên cứu chế tạo.
Như chúng ta thấy, ngành chế tạo máy bay quân sự Nga đang tràn trề triển vọng. Và bất chấp trong bối cảnh này, chiến binh công huân MiG-29 và hiện thân mới của nó – MiG-35, vẫn còn chưa hề muốn nói lời từ biệt.