Trong khi đó, những nước nghèo hơn phải chịu hầu hết gánh nặng đó.
Báo cáo công bố hôm 18/7 của tổ chức từ thiện trên cho thấy, 6 quốc gia trên chiếm 56,6% GDP toàn cầu nhưng chỉ tiếp nhận 8,9% tổng số người tị nạn trên toàn thế giới.
Người tị nạn Syria (Ảnh AP)
Trong số 2,1 triệu người tị nạn thì Đức đón nhận khoảng 1/3 tương đương 736.740 người và 1,4 triệu người còn lại được chia cho 5 nước còn lại.
Anh tiếp nhận 168.937 người tị nạn, và đây là con số đáng xấu hổ, giám đốc điều hành của Oxfam là Mark Goldring nói.
Trái ngược với nó, hơn nửa số người tị nạn trên toàn thế giới, gần 12 triệu người lại sống ở Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ, Palestine, Pakistan, Lebanon và Nam Phi dù những nước này chiếm chưa đầy 2% kinh tế thế giới.
Oxfam đang kêu gọi những quốc gia trên tiếp nhận nhiều người tị nạn hơn và trợ giúp hơn nữa để giúp các nước nghèo hơn, vốn đang cấp nơi dung thân cho đa phần những người tị nạn trên khắp thế giới.
"Đó là một trong những thách thức lớn nhất đối với các nước nghèo hơn trong thời đại của chúng ta, những nước đang oằn vai với trách nhiệm", Mark Goldring nói.
"Đó là một cuộc khủng hoảng phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp, phản ứng toàn cầu, với việc các nước giàu nhất phải tiếp nhận thêm nhiều người tị nạn và hành động nhiều hơn nữa để giúp và bảo vệ người tị nạn ở bất cứ đâu".
Báo cáo xu hướng toàn cầu 2015 của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn, có hơn 65 triệu người phải rời bỏ nhà cửa do bạo lực, chiến tranh và vi phạm nhân quyền.
Đây là con số cao nhất kể từ khi việc tập hợp thông tin về người tị nạn bắt đầu được thực hiện.
Hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan là hai nước tiếp nhận nhiều người tị nạn nhất thế giới.