Su-34 đến chào Trung Quốc: "Thất thểu" quay về vì không có đất?

Khang Minh |

Tại Aviadarts 2017, Nga đã tung sang TQ nhiều chiến đấu cơ tối tân như Su-30SM, Su-35S, Su-34,... Trong đó, dường như "Thú mỏ vịt" xuất hiện với tư cách là hàng đi chào bán.

Trung Quốc không muốn mua Su-34?

Gần đây trên mạng xuất hiện thông tin Trung Quốc không muốn mua Su-34, thậm chí Công ty Công nghiệp hàng không Thẩm Dương chẳng làm nhái Su-34, thu hút rất nhiều sự chú ý.

Với việc tiêm kích tàng hình J-20 đã trang bị, máy bay ném bom tàng hình thế hệ mới cũng được đưa vào chương trình nghị sự, Không quân Trung Quốc đang tập trung phát triển máy bay chiến đấu thế hệ 5, nên thật khó tưởng tượng họ se đầu tư số tiền lớn để nghiên cứu Su-34 giống như máy bay ném bom tiêm kích thế hệ 3.

Giới chuyên gia quân sự Trung Quốc còn cho rằng trên thực tế, khả năng tác chiến của Su-34 cũng thấp hơn nhiều so với máy bay tiêm kích đa năng J-16.

Su-34 là ném bom tiền tuyến thuần túy, có khả năng không chiến nhất định, nhưng trong không chiến hiện đại chỉ có thể nói là có còn hơn không, ngược lại J-16 là một chiến đấu cơ lấy không chiến làm chủ và tương đối mạnh lại kiêm khả năng tấn công đối đất.

Su-34 thua kém J-16 về mọi mặt?

Trọng lượng rỗng của Su-34 hơn 22 tấn, trọng lượng cất cánh thông thường lên tới 38 tấn, còn với J-16 lần lượt là không quá 18 tấn và 26 tấn, nhưng lực đẩy động cơ của 2 loại máy bay này gần như tương đương nhau, tính năng bay và cơ động của J-16 tốt hơn nhiều, vì vậy trong không chiến nó ưu việt hơn so với Su-34.

Su-34 đến chào Trung Quốc: Thất thểu quay về vì không có đất? - Ảnh 1.

Máy bay ném bom tiền tuyến Su-34 Fullback đã có mặt tại Trung Quốc trong tập trận Aviadarts 2016.

Về phương diện hệ thống điện tử hàng không trên máy bay, J-16 trang bị radar kiểm soát hỏa lực mảng pha chủ động do Trung Quốc tự chế tạo, có khả năng tìm khoảng cách xa và kháng nhiễu mạnh.

Loại radar này có thể đồng thời tấn công nhiều mục tiêu, kể cả với các mục tiêu mặt đất với độ chính xác cao, trong khi Su-34 trang bị radar mảng thụ động B006 của Nga, công năng của nó là lấy mô thức tấn công đối đất làm chủ, khả năng đối không khá hạn chế.

Ngoài ra J-16 còn trang bị hệ thống sục sạo quang điện thế hệ mới, có thể tìm mục tiêu trong trường hợp radar bị khóa hoặc gặp sự cố, có thể nâng cao khả năng tác chiến của máy bay trong môi trường tác chiến điện tử dữ dội, còn Su-34 không có hệ thống dò tìm quang điện.

Về phương diện vũ khí trên máy bay, J-16 trang bị tên lửa không đối không tầm trung - xa PL-15 thế hệ mới của Trung Quốc, tên lửa không đối không dẫn đường hồng ngoại PL-10, có khả năng tác chiến trên không tương đối mạnh.

Trong khi đó, Su-34 chỉ có thể mang tên lửa không đối không R-73, có thông tin cho rằng, Su-34 cũng có khả năng phóng tên lửa không đối không tầm trung R-77, tuy nhiên tính năng bay cồng kềnh của Su-34 khiến nó rất khó phát huy hiệu của của tên lửa R-77.

Từ đây có thể thấy được Su-34 không có khả năng tiến hành không chiến ngoài tầm nhìn (BVR), hoặc khả năng rất kém.

Về khả năng tấn công đối đất, J-16 cũng mạnh hơn Su-34, dù tải trọng và tầm bay của nó ưu việt hơn J-16, nhưng tác chiến không đối đất hiện đại chủ yếu dựa vào hệ thống tìm tiên tiến, vũ khí dẫn đường chính xác tiến hành tấn công phẫu thuật trong điều kiện thời tiết ngày đêm, về phương diện này Su-34 kém hơn rất nhiều.

Su-34 đến chào Trung Quốc: Thất thểu quay về vì không có đất? - Ảnh 2.

Tiêm kích J-16 của Trung Quốc. Ảnh minh họa.

Từ cuộc chiến Syria cho thấy, Su-34 vẫn không có thiết bị quang điện hiện đại, chỉ trang bị thiết bị TV / laser tương đối đơn giản, chỉ có thể thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện trời nắng - thời tiết tốt.

Ngược lại, J-16 trang bị thiết bị quang điện hiện đại, với hệ thống tìm hồng ngoại FLIR, camera CCD và hệ thống dẫn đường quán tính, chỉ thị và đo khoảng cách laser, có thể tìm mục tiêu mọi thời tiết, dẫn đường chính xác cho tên lửa tấn công mục tiêu.

Ngoài ra về phương diện mang vũ khí không đối đất, Trung Quốc đã nghiên cứu tên lửa không đối đất tàng hình, bom dẫn đường vệ tinh, bom dẫn đường laser, còn phương diện vũ khí không đối đất thế hệ mới của Nga phát triển rất chậm, đặc biệt là hệ thống dẫn đường tiên tiến không chỉ có thua xa phương Tây, mà còn bị Trung Quốc vượt mặt.

Từ đây có thể thấy, bất luận là khả năng không chiến hay là tấn công đối đất, J-16 đều ưu việt hơn Su-34, đây là lý do mà Không quân Trung Quốc và doanh nghiệp hàng không của nước này không phát triển loại máy bay như vậy, mà trên thực tế Không quân Nga cũng ý thức được vấn đề này.

"Xe tăng bay" Su-34 hủy diệt hàng loạt mục tiêu mặt đất

Bước vào thế kỷ mới Nga cũng bắt đầu mua hơn 100 máy bay ném bom Su-30SM, đối với không quân Nga mà nói đây là một đơn hàng tương đối lớn, ngoài ra không quân hải quân nước này cũng quyết định sử dụng Su-30SM để thay thế cho Su-34.

Từ đó có thể thấy sự coi trọng của Nga đối với loại máy bay này, cũng cho thấy việc không quân Trung Quốc mua J-16 là một quyết định rất chính xác.

Tất nhiên với việc đưa chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 vào phục vụ, bất luận J-16 hay là Su-34, Su-30SM đều sẽ dần lỗi thời, cho nên đối với Không quân Trung Quốc mà nói, trọng tâm trong tương lai vẫn là J-20, máy bay ném bom tàng hình thế hệ mới, còn J-16 chỉ là bước chuyển tiếp trước khi máy bay tác chiến thế hệ mới đi vào phục vụ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại