Theo tạp chí IHS Jane's, mặc dù Singapore vẫn kín tiếng về chương trình máy bay chiến đấu thế hệ mới nhưng phần lớn giới quan sát và phân tích quân sự tin rằng họ chắc chắn sẽ lựa chọn tiêm kích tàng hình thế hệ năm F-35, vấn đề chỉ còn là thời gian.
Là quốc đảo có mật độ dân số cao nhưng Singapore chỉ có diện tích 719.1 km². Nguồn nhân lực hạn chế dành cho quốc phòng khiến quốc đảo này không thể phát triển chiều sâu chiến lược để phản ứng nhanh nhạy trước các tình huống xung đột phát sinh.
Hiểu rõ những nhiệm vụ mà Lực lượng vũ trang Singapore (SAF) phải đảm nhận trong bối cảnh tình hình khu vực ngày càng bất ổn như hiện nay và những hạn chế về nguồn lực của mình, Singapore đã bắt tay cải tổ SAF vào năm 2004.
Chương trình hiện đại hóa quân đội mang tên "Dự án Lực lượng Vũ trang Singapore thế hệ 3" (3G SAF) hướng tới mục tiêu xây dựng 3 quân chủng trở thành các lực lượng tiên tiến, liên kết chặt chẽ với nhau.
Cơ sở cho kế hoạch này là một mô hình chỉ huy và kiểm soát đặc biệt, trong đó, các lực lượng sẽ được tăng cường hệ thống hỗ trợ ra quyết định, cho phép các chỉ huy và nhân sự khai thác thông tin một cách nhanh chóng và hiêu quả.
Giới phân tích quân sự tin rằng Singapore chắc chắn sẽ chọn F-35
Đối với Không quân Singapore (RSAF), nỗ lực không ngừng này đã dẫn tới sự xuất hiện của các phương tiện C4ISR cải tiến (chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc, máy tính, tình báo, giám sát và trinh sát) như:
4 máy bay cảnh sáo sớm Gulfstream G550 để thay thế các máy bay Northrop Grumman E-2C Hawkeyes và máy bay không người lái tầm trung IAI Heron 1 để hỗ trợ nhiệm vụ ISR (tình báo, giám sát, trinh sát), cũng như các hoạt động phát hiện, nhận dạng, định vị mục tiêu.
RSAF còn vận hành một số loại máy bay chiến đấu thế hệ 4 tiên tiến nhất thế giới. Chiếm phần lớn trong phi đoàn chiến đấu cơ của RSAF là 20 máy bay chiến đấu F-16C và 40 chiếc F-16D Block 52/52+ đa nhiệm do Singapore mua về từ những năm 1990.
Có vẻ chúng đã được tối ưu hóa hiệu quả hoạt động bằng các hệ thống đối kháng điện tử do Israel sản xuất và phiên bản D được bổ sung các trang thiết bị cần thiết để đảm nhiệm vai trò tác chiến điện tử.
Tiêm kích F-16D Block 52 của Không quân Singapore
Bên cạnh đó, báo chí Mỹ nhiều lần đưa tin Singapore có ý định mua tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35 do tập đoàn Lockheed Martin sản xuất.
Tháng 2 năm ngoái, tờ Defense News dẫn lời Trung tướng Chris Bogdan - người đứng đầu chương trình F-35 của Mỹ, cho biết Singapore đang tiến gần hơn tới quyết định đặt mua các tiêm kích thế hệ năm F-35 do hãng Lockheed Martin sản xuất.
Ông Bogdan cho hay, Văn phòng chương trình máy bay chiến đấu kết hợp (JPO) đã trao đổi thông tin với phía Singapore trong nhiều năm để hỗ trợ nước này đưa ra quyết định trong khung thời gian theo kế hoạch.
"Trong năm qua, những cuộc thảo luận của chúng tôi đã đi sâu hơn và Singapore cũng yêu cầu nhiều thông tin hơn. Điều đó cho thấy họ đã bắt đầu bước đi tiếp theo, hướng đến việc đưa ra quyết định" - ông Bogdan nói.
F-35B cất cánh từ tàu đổ bộ
Theo ông Bogdan, chính phủ Singapore vẫn chưa cho biết họ quan tâm biến thể nào của F-35 mà yêu cầu thông tin của cả 3 biến thể, bao gồm:
- F-35A (biến thể cất cánh thông thường);
- F-35B (biến thể cất cánh trên đường băng ngắn/hạ cánh thẳng đứng);
- F-35C (phiên bản trên tàu sân bay);
Các chuyên gia nhận định, Singapore có thể sẽ rất ưa chuộng tiêm kích F-35B bởi với diện tích nhỏ và thiếu chiều sâu chiến lược, các căn cứ của RSAF rất dễ gặp nguy hiểm nếu xảy ra xung đột.
Trong khi đó, khả năng hoạt động của F-35B sẽ giúp RSAF linh hoạt hơn trong những tình huống như vậy.
Xem pháo GAU-22 Gatling của tiêm kích F-35 bắn 55 viên đạn mỗi giây