Tờ CNN dẫn lời nhà phân tích quân sự Tong Zhao cho biết điểm nổi bật của cuộc duyệt binh là sự xuất hiện công khai đầu tiên của tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41. Ảnh: Tân Hoa Xã
Đây được cho là “trụ cột” trong kho tên lửa của quân đội Trung Quốc nhiều năm tới, và theo một số phân tích, có thể là tên lửa mạnh nhất hành tinh. Ảnh: Tân Hoa Xã
Phát triển từ năm 1997, DF-41 được đồn đại sẽ xuất hiện trong các cuộc duyệt binh năm 2015 và 2017, nhưng cuối cùng được giữ kín đến năm 2019. Ảnh: Tân Hoa Xã
Tên lửa được gắn trên bệ phóng di động (TEL), và có thể được trang bị nhiều hơn một đầu đạn. Một số nguồn tin cho biết DF-41 mang theo 10 đầu đạn hạt nhân. Ảnh: CNN
Tầm bắn của DF-41 có thể lên tới 15.000km, lớn hơn bất kì tên lửa nào trên trái đất. DF-41 sử dụng nhiên liệu rắn, dễ triển khai và phóng nhanh hơn tên lửa nhiên liệu lỏng. Như vậy, về mặt lí thuyết, nếu phóng từ Trung Quốc, tên lửa có thể chạm tới lục địa Mỹ chỉ trong vòng nửa tiếng. Ảnh: CNN
H-6 vốn là máy bay ném bom tầm xa chủ lực của Trung Quốc trong suốt nhiều năm. Nhưng những hình ảnh ghi lại từ cuộc duyệt binh cho thấy oanh tạc cơ này đã được nâng cấp đáng kể, dường như có thêm bệ gắn tên lửa. Ảnh: CNN
Tên lửa được gắn trên H-6 có thể là tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21. Việc được trang bị DF-21 có thể giúp H-6 cải thiện khả năng tấn công nhằm vào các tàu chiến lớn của đối phương, đặc biệt là hàng không mẫu hạm. Ngoài ra, so với mẫu máy bay tiền nhiệm H-6K, chiếc H-6N dường như còn có thêm ống tiếp nhiên liệu trên không, giúp oanh tạc cơ này tiến sâu hơn vào Thái Bình Dương từ lục địa Trung Quốc. Ảnh: CNN
Máy bay không người lái tàng hình DR-8 thu hút sự chú ý của công chúng ngay khi tiến vào lễ đài của cuộc duyệt binh nhờ hình dáng ấn tượng. Theo báo cáo, DR-8 có thể bay với tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh. Nhiệm vụ chính của DR-8 là tiến gần các tàu sân bay nước ngoài trong trường hợp có chiến tranh, và gửi thông tin về bộ phận phóng tên lửa. Ảnh: CNN
JL-2 là vũ khí chính trên hạm đội tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Jin của Trung Quốc. Bốn tàu hiện đã được đưa vào hoạt động, và 2 tàu nữa đang được lắp ráp. Mỗi tàu có thể mạng theo 12 tên lửa JL-2 đầu đạn đơn, tầm bắn 7.200km. Ảnh: CNN
Với tầm bắn này, khu vực Ấn Độ và Alaska (Mỹ) đều nằm trong khả năng tấn công của tên lửa Trung Quốc nếu phóng từ vùng biển ven bờ. Ảnh: CNN
Vũ khí này được cho là tàu ngầm không người lái đầu tiên của Trung Quốc, có khả năng lặn sâu dưới biển để thực hiện nhiệm vụ tấn công và trinh sát. Ảnh: CNN
Một số loại vũ khí khác xuất hiện tại lễ duyệt binh, bao gồm tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26. Ảnh: Tân Hoa Xã
DF-26 có tầm bắn 3.000-4.000 km, có thể mang theo đầu đạn hạt nhân nặng 1.200-1.800km. Ảnh: Tân Hoa Xã
Tên lửa DF-5B. Ảnh: Tân Hoa Xã
Ảnh: Tân Hoa Xã
Tên lửa DF-17 lần đầu xuất hiện công khai. Ảnh: Tân Hoa Xã
DF-17 có thể bay với tốc độ gấp 5 lần vận tốc âm thanh và có khả năng cơ động để tránh bị đánh chặn. Ảnh: Tân Hoa Xã
Ảnh: Tân Hoa Xã
Ảnh: Tân Hoa Xã
Tên lửa DF-100. Ảnh: Twitter