Gia Cát Lượng là nhân vật nổi tiếng và có sức ảnh hưởng lớn thời Tam quốc. Ông là quân sư vĩ đại, Thừa tướng quyền lực của nhà Thục Hán. Trận Xích Bích là một dấu ấn lớn trong sự nghiệp của Gia Cát Lượng. Đây cũng là trận chiến cam go giữa Tào Ngụy do Tào Tháo lãnh đạo đối đầu với liên minh Tôn Quyền - Lưu Bị. Ảnh: Sohu
Vào tháng 10/208, trận chiến ở Xích Bích diễn ra. Mỗi bên tham chiến đều huy động lực lượng lớn. Tào Tháo triển khai khoảng 150.000 quân sĩ. Thế nhưng, trong Tam Quốc diễn nghĩa, Tào Tháo được mô tả mang theo 800.000 quân sĩ. Đối đầu với đại quân của Tào Tháo, Tôn Quyền chỉ huy 30.000 thủy quân và Lưu Bị có 10.000 thủy quân, gần 10.000 lính bộ binh. Ảnh: Sohu
Do quân của Tào Tháo không giỏi thủy chiến nên bị liên minh Tôn Quyền - Lưu Bị đánh lui nên buộc phải rút quân về bờ Bắc sông Trường Giang để ổn định lực lượng, chờ thời cơ tấn công. Ảnh: Sohu
Sau một thời gian suy tính, Tào Tháo nảy ra kế sách buộc các thuyền chiến lại với nhau. Cứ 30 - 50 chiếc thuyền cột vào nhau. Điều này giúp binh sĩ trên thuyền có thể đi lại như trên đất liền, không còn chao đảo do thuyền rung lắc như trước. Ảnh: Sohu
Tuy nhiên, kế sách này của Tào Tháo có nhược điểm là do các thuyền buộc vào nhau nên dễ trở thành mục tiêu lớn bị kẻ địch dùng lửa tấn công. Dù vậy, Tào Tháo tin rằng thời tiết mùa Đông chỉ có gió Tây Bắc nên kẻ địch không thể phóng hỏa vì sẽ gây thiệt hại lớn cho chính đối phương. Ảnh: Sohu
Trong bối cảnh đó, Khổng Minh nói với Chu Du rằng bản thân có tài “hô phong hoán vũ”, mượn gió đông 3 ngày 3 đêm để giúp quân Đông Ngô đánh lui quân Tào Ngụy. Gia Cát Lượng cho người lập Thất tinh đàn ở phía nam Tịnh sơn để cầu khấn. Song song với đó, Chu Du theo chủ ý của Gia Cát Lượng ra lệnh cho tướng sĩ chuẩn bị sẵn 20 thuyền nhẹ chất đầy vật dễ cháy. Ảnh: Sohu
Đến một ngày, gió Đông Nam bỗng nhiên thổi mạnh nên liên minh Tôn Quyền - Lưu Bị phất cờ tấn công. Đội thuyền chất đầy vật dễ cháy giả vờ đầu hàng Tào Tháo để tìm cách tiếp cận các chiến thuyền của kẻ địch. Khi đối phương không đề phòng, quân sĩ của Tôn Quyền - Lưu Bị phóng hỏa thiêu rụi chiến thuyền của Tào Ngụy. Ảnh: Sohu
Gió đông càng lúc càng thổi mạnh khiến lửa lây lan rất nhanh khiến hàng trăm chiến thuyền của Tào Tháo cháy rụi và chìm xuống biến. Thừa thắng xông lên, quân sĩ của Tôn Quyền - Lưu Bị đánh cho quân lính của Tào Ngụy liên tiếp khiến họ phải tháo chạy. Ảnh: Sohu
Cuối cùng, do tổn thất binh sĩ quá lớn nên Tào Tháo để lại một phần binh lực trấn giữ Giang Lăng và Tương Dương. Trong khi đó, ông chỉ huy đội quân rút quân về phương Bắc. Ảnh: Sohu
Theo các chuyên gia, quân sư Gia Cát Lượng là người am hiểu về Kinh Dịch. Vì vậy, ông có thể đoán được ngày nào có gió đông để nên lợi dụng sự thay đổi của thời tiết giúp quân sĩ có ưu thế lớn nhất khi giao chiến với quân địch. Ông hoàn toàn không có khả năng "hô phong hoán vũ". Ảnh: Sohu