Siêu tăng Abrams Mỹ dính đạn tên lửa Kornet của Nga: Không có khả năng sống sót!

Bảo Lam |

Chính những tính năng đặc biệt của các đầu đạn tên lửa Kornet do Nga chế tạo đã trở thành "cơn ác mộng" đối với các đơn vị chiến đấu của NATO, trong đó có xe tăng M1 Abrams Mỹ.

Javelin của Mỹ lép vế trước Kornet của Nga

Tạp chí The National Interest (Mỹ) khẳng định, các tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) có thể trở thành "cơn ác mộng tồi tệ" hiện hữu đối với NATO trong trường hợp liên minh quân sự này phải đối đầu trực tiếp với các đơn vị của Nga.

Điều này nghe có vẻ khá lạ trong bối cảnh những tuyên bố liên tiếp mang tính quảng bá về các tính năng "không tưởng" của tổ hợp tên lửa chống tăng Javelin của Mỹ.

The National Interest lại đánh giá các ATGM, với chức năng trước tiên là tiêu diệt xe tăng và các khí tài thiết giáp, theo các tính năng "kèm theo". Cuộc chiến chống lại các xe tăng, theo quan điểm của The National Interest, không phải là vấn đề quan trọng hàng đầu.

Vậy tại sao các tổ hợp chống tăng của Nga lại trở thành "ác mộng" đối với các đơn vị của NATO? Chính là vì tính năng đặc biệt của các đầu đạn tên lửa.

Với các tên lửa Mỹ, đầu đạn tạo ra tác động tích lũy tiếp nối. Có nghĩa là, khi bắn vào lớp giáp của xe tăng, kíp nổ đầu tiên sẽ xuyên thủng lớp phòng vệ động lực học. Kíp nổ thứ hai, tác động tích luỹ, xuyên phá lớp giáp.

Tổ hợp ATGM Kornet của Nga cũng có các tên lửa tương tự. Ngoài ra, nó còn có hai loại tên lửa khác nữa, trang bị đầu đạn trái phá và đầu đạn nhiệt áp. Các tổ hợp tên lửa chống tăng thế hệ trước, dẫn đường bằng sóng radio, còn có cả đầu đạn phá mảnh, và theo tuyên bố của The National Interest, đó là một sức mạnh đáng sợ.

Đáng sợ bởi hai lý do. Thứ nhất, tầm bắn của tổ hợp Kornet vác vai là 5,5 km - gần bằng đạn pháo binh. Nhưng phiên bản lắp đặt trên các xe cơ giới hạng nhẹ, có thể bắn xa tới 10 km - không khác gì pháo binh. Trong khi đó, tầm bắn của Javelin chỉ là 2,5 km.

Thứ hai, kích cỡ của Kornet cũng tương xứng - 152 mm, như một khẩu pháo tự hành. Bởi vậy, tên lửa với đầu đạn trái phá có khả năng tiêu diệt binh lính của địch. Trong trường hợp này là những binh lính NATO. Còn tên lửa với đầu đạn nhiệt áp sẽ tiêu diệt binh lính và phá hủy các công trình bảo vệ.

Siêu tăng Abrams Mỹ dính đạn tên lửa Kornet của Nga: Không có khả năng sống sót! - Ảnh 1.

Xe chiến đấu của tổ hợp tên lửa Kornet-EM. Ảnh: TASS

Bên cạnh đó, The National Interest nhấn mạnh, các tên lửa của Kornet được dẫn hướng bằng người điều khiển nhờ tia laser, nghĩa là chúng có thể tiếp cận chính xác mục tiêu - như pháo kích chính xác cao.

Khả năng ẩn nấp kín đáo của tổ hợp khi phóng các tên lửa đầu đạn trái phá và nhiệt áp cũng là một ưu điểm. Đơn vị bộ binh, theo The National Interest, không có thiết bị với khả năng phát hiện được tia laser.

Tổ hợp này không cần bất cứ điều kiện đặc biệt nào để triển khai chiến đấu. Khẩu đội gồm 02 người có thể triển khai chiến đấu từ những vị trí không được chuẩn bị từ trước.

The National Interest đã nhấn mạnh rằng, các nhóm vũ trang phi chính thức có thể sở hữu và sử dụng vũ khí này để chống lại các đơn vị của NATO. Trong khi đó, Javelin nếu rơi vào tay những tổ chức đó thì cũng không có khả năng gây ra nhiều khó khăn.

Javelin không có khả năng tiêu diệt bất cứ thứ gì ngoài những mục tiêu tỏa nhiệt cao như xe tăng, xe chiến đấu bộ binh, xe vận tải thiết giáp với động cơ đang hoạt động hoặc vừa khai hoả, các mục tiêu trên không bay tầm thấp như máy bay trực thăng. Đối với bộ binh và các công trình phòng thủ không phát xạ sóng hồng ngoại, thì tổ hợp này không thể ngắm bắn.

Thực tế, các chuyên gia tiếp thị của công ty sản xuất lại chỉ "thổi hồn" vào Javelin như là tổ hợp tên lửa chống tăng duy nhất thuộc thế hệ mới nhất. Thế nhưng, điều này không đúng, bởi vì Isarel, Nhật Bản và mới đây là Pháp cũng sở hữu các tổ hợp tương tự.

Thậm chí Spike của Isarel còn có những tính năng chiến đấu vượt trội hơn hẳn so với Javelin. Tốt hơn nữa là tổ hợp MMP của Pháp - tích hợp những phẩm chất ưu việt của những tổ hợp tên lửa chống tăng cả thế hệ thứ 3 lẫn thứ 2.

Những sự khác biệt chủ yếu của các tổ hợp Mỹ và Nga chính là cách dẫn hướng tên lửa tới mục tiêu. Nguyên lý của Mỹ là "bắn và quên". Có nghĩa là, quả tên lửa được trang bị đầu đạn tự tìm mục tiêu bằng ảnh nhiệt - ma trận máy thu ảnh 64x64. 30 giây trước khi phóng tên lửa, tổ hợp sẽ hiệu chuẩn để ghi nhớ hình dáng nhiệt của mục tiêu.

Có hai cơ chế bay - bay ngang hay còn gọi là chạm trán và tấn công bề mặt nằm ngang của chiếc xe tăng từ trên cao, nơi có lớp giáp bảo vệ yếu nhất. Khả năng xuyên giáp của các tên lửa Javelin phải nói là xuất sắc, từ 600 - 800 mm lớp giáp đồng nhất, đủ để tấn công từ trên cao.

Thực ra, khi tên lửa bay ngang, ít khi có chiếc xe tăng nào đang tham gia chiến đấu lại nằm ở tư thế vuông góc với tổ hợp tên lửa chống tăng. Cho nên, cơ chế này chỉ có thể gây tổn thất cho các xe chiến đấu bộ binh và xe vận tải thiết giáp.

Bên cạnh đó, cần phải thừa nhận rằng Javelin là vũ khí thời đại hiện nay nhưng không phải của tương lai. Bởi vậy sắp tới, khoảng 10-15 năm nữa, các công ty sản xuất xe tăng sẽ bắt đầu cho xuất xưởng những xe tăng trang bị hệ thống phòng vệ chủ động có thể "bắn hạ" tất cả các loại đạn bay về hướng xe tăng. Lúc này, tên lửa của Mỹ sẽ trở nên bất lực.

Liên quan tới các công ty sản xuất xe tăng, Nga đã chế tạo chiếc T-14 Armata với hệ thống phòng vệ chủ động. Merkava của Isarel cũng có hệ thống như vậy. Tuy nhiên, Kornet lại có khả năng vượt qua được hệ thống phòng vệ chủ động.

Siêu tăng Abrams Mỹ dính đạn tên lửa Kornet của Nga: Không có khả năng sống sót! - Ảnh 2.

Tên lửa chống tăng Javelin khai hỏa

Tăng Abrams của Mỹ không có nhiều cơ hội sống sót

Tên lửa của tổ hợp Kornet cần phải dùng tia laser dõi theo thường xuyên trong quá trình bay. Với tầm bắn tối đa, thời gian bay kéo dài mất 18 giây. Thông thường, người ta cho rằng đó là một rủi ro lớn đối với khẩu đội tên lửa chống tăng, sẽ bị dính đạn bắn trả từ phía chiếc xe tăng.

Điều này đúng nếu pháo thủ trình có độ không cao. Nhưng ở chế độ bình thường, luôn phải dõi theo quả tên lửa bằng cách giữ tia laser ở tầm 3 m phía trên mục tiêu cần tấn công nên chiếc xe tăng sẽ không thể phát hiện được.

Các tên lửa chống tăng của Nga không thể tấn công xe tăng từ phía trên. Tuy nhiên, cũng không cần thiết do khả năng xuyên giáp của đầu đạn tác động tích lũy tiếp nối là 1.200-1.400 mm. Như vậy, đủ để xuyên thủng phía trước của tháp pháo, nơi có lớp giáp dày nhất.

Và cuối cùng, nói tới việc vượt qua hệ thống phòng vệ chủ động của chiếc xe tăng. Tổ hợp tên lửa chống tăng Kornet của Nga có khả năng phóng 2 quả tên lửa với khoảng cách tối thiểu về thời gian. Chúng được điều khiển bằng 1 tia laser.

Quả tên lửa đầu tiên sẽ bị hệ thống phòng vệ chủ động của xe tăng đối phương tiêu diệt. Quả thứ hai sẽ thoải mái tiếp cận lớp giáp của xe tăng bởi vì lúc này hệ thống phòng vệ chủ động sẽ không kịp phản ứng. Đây là một tính năng có giá trị, giúp kéo dài tính cần thiết của tổ hợp do Nga sản xuất trong nhiều năm tiếp theo.

Do đó, trên chiến trường, các xe tăng Abrams của Mỹ không có nhiều cơ hội còn nguyên vẹn sau cú phóng của Kornet.

Javelin, như đã nói ở trên, trong các cuộc chiến tương lai gần như sẽ vô dụng. Nó không thể phóng hai quả tên lửa gần như cùng lúc bởi vì quả thứ nhất sẽ bị mù bởi tín hiệu hồng ngoại định vị mục tiêu của quả thứ hai.

Quay trở lại đề tài sử dụng các tổ hợp tên lửa chống tăng "không đúng chức năng", có nghĩa là để chống lại bính lính và các mục tiêu không phát nhiệt, các kỹ sư của Mỹ rất cần thiết phải chế tạo cả đầu đạn trái phá và đầu đạn áp nhiệt cho tên lửa của tổ hợp Javelin.

Nhưng để sử dụng được các tên lửa này, chúng phải có giá thành không cao. Tuy nhiên, một tổ hợp tên lửa chống tăng của Mỹ thế hệ thứ ba có giá 100 nghìn USD. Trong khi các tổ hợp của Nga có giá thành rẻ hơn gấp 10 lần.

Tăng M1 Abrams của Iraq trúng tên lửa Kornet gần Mosul

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại