Saudi Arabia phá sản loạt 'siêu dự án' khi thất bại trong chính sách dầu mỏ

Sao Đỏ |

Diễn biến thị trường năng lượng không thuận lợi đã gây ảnh hưởng nặng nề tới tham vọng siêu cường của Saudi Arabia.

Saudi Arabia phá sản loạt 'siêu dự án' khi thất bại trong chính sách dầu mỏ- Ảnh 1.

Từng được coi là chiến thắng của sự vĩ đại và giàu có mà Saudi Arabia đạt được, một siêu dự án chứa đựng nhiều niềm tự hào có thể trở thành nỗi cay đắng đồng thời là biểu tượng của sự bần cùng hóa.

Trong vài năm, Riyadh đã lên kế hoạch đầu tư phần lớn số tiền thu được từ dầu mỏ của mình vào các dự án như Thành phố Tương lai. Chi phí được cho là lên tới 500 tỷ USD trong 10 năm, nhưng hiện tại chương trình đã thất bại và nguồn tài trợ bị cắt giảm hoàn toàn.

Hãng tin Anh cho biết, Saudi Arabia có thể sẽ cắt giảm hàng tỷ USD chi tiêu cho một số dự án phát triển lớn nhất của mình và trì hoãn nhiều bản kế hoạch khác. Điều này xảy ra khi vương quốc đang phải vật lộn để đối phó với quy mô của cuộc suy thoái kinh tế khổng lồ.

Cốt lõi của vấn đề được mô tả là tình trạng thiếu dầu mỏ đã nảy sinh chỉ trong vài tháng - việc sản xuất nguyên liệu thô đang bị giảm sút cũng như nguồn cung cấp cho khách hàng nước ngoài không được như ý muốn.

Nhà cung cấp vàng đen lớn nhất thế giới trong thời gian qua đang đối diện khả năng bị Nga vượt mặt khi Moskva không tuân thủ các yêu cầu cắt giảm sản lượng theo Thỏa thuận OPEC+.

Điều này khiến Saudi Arabia phải thay đổi các chính sách của mình, mặc dù nhà nước Trung Đông không làm điều này một cách công khai, nhưng các chuyên gia thị trường năng lượng thế giới đã làm sáng tỏ kế hoạch của ban lãnh đạo Riyadh.

Saudi Arabia phá sản loạt 'siêu dự án' khi thất bại trong chính sách dầu mỏ- Ảnh 3.

Thu nhập từ dầu mỏ giảm mạnh khiến Saudi Arabia phá sản siêu dự án Thành phố tương lai.

Nước này từng theo đuổi việc giảm sản lượng và xuất khẩu dầu với hy vọng thị trường sẽ thắt chặt và giá nguyên liệu thô sẽ tăng đến mức có thể sinh lời, sau đó sẽ tăng lợi nhuận, nhưng điều này không xảy ra.

Đã là năm thứ hai Riyadh tuân thủ chiến lược cắt giảm và họ tự làm mình mất đi nguồn tài chính quý giá cũng như chỗ đứng tại các thị trường đầy hứa hẹn, chỉ mang tới lợi ích cho Nga và những nước OPEC+ chủ động "xé rào".

Tuy vậy nếu Saudi Arabia không thắt chặt nguồn cung nữa, giá dầu sẽ lập tức giảm sâu hơn so với hiện nay, tức là nguồn tiền cho các siêu dự án của nước này sẽ tiêu tan, đây là tình thế tiến thoái lưỡng nan mà Riyadh không biết làm cách nào vượt qua.

Saudi Arabia kiên trì chính sách cắt giảm sản lượng dầu thô từ hơn 1 năm qua.
Theo Reuters

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại