Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa công bố về số liệu thống kê có liên quan đến tổng phương diện thanh toán cũng như tiền gửi của khách hàng ở tổ chức tín dụng trong tháng 4/2024.
Cụ thể, tổng phương diện thanh toán (tính đến cuối tháng 4/2024) đạt hơn 16,019 triệu tỷ đồng, tăng 0,13% so với đầu năm. Trong khi đó, tiền gửi của khách hàng tại hệ thống tổ chức tín dụng cũng đạt hơn 13,4 triệu tỷ đồng trong tháng 4, tức là tăng hơn 120.000 tỷ đồng.
Theo NHNN, tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân cư đều tăng trưởng dương trong tháng 4. Theo đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế trong tháng 4 đạt hơn 6,7 triệu tỷ đồng, tức là tăng thêm hơn 81.000 tỷ đồng. Thế nhưng vì sự sụt giảm khá mạnh trong 2 tháng đầu năm nên tính chung trong 4 tháng, tiền gửi của các tổ chức kinh tế vẫn ghi nhận sự sụt giảm hơn 133.000 tỷ đồng, tương ứng giảm 1,95%.
Ngoài ra, NHHH cho biết, tiền gửi của người dân đạt hơn 6,7 triệu tỷ đồng, tăng hơn 39.700 tỷ đồng trong tháng 4. Đây là mức kỷ lục mới. Như vậy, tính lũy kế từ đầu năm đến nay, tiền gửi của người dân đã tăng hơn 183.000 tỷ đồng, tức tăng 1,8%.
Tuy nhiên, theo NHNN, mức tăng trưởng của tiền gửi ở hệ thống ngân hàng vẫn còn thấp hơn so với tín dụng. Cụ thể, tiền gửi khách hàng của hệ thống tăng 0,91% trong 4 tháng đầu năm, còn tăng trưởng tín dụng là 2.01%.
Theo báo cáo cập nhật về kinh tế vĩ mô tháng 7 của Công ty chứng khoán MB, trong tháng 6, các ngân hàng thương mại đã tiến hành đồng loạt điều chỉnh về lãi suất huy động, với mức tăng dao động trong khoảng từ 0,1% - 0,5%.
Để thu hút người dân gửi tiền, trong những tháng gần đây, các ngân hàng cũng phải liên tục tăng lãi suất huy động. Cụ thể, chỉ trong 2 tuần đầu của tháng 7, có tới 10 ngân hàng tăng lãi suất huy động. Trong đó, mặt bằng lãi suất huy động tăng 0,5%/năm so với cuối quý I năm 2024. Nhưng tốc độ tăng trưởng huy động vốn vẫn còn rất chậm, chỉ bằng khoảng 1/3 so với tốc độ tăng trưởng tín dụng.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tính từ đầu năm tới ngày 24/6, huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 1,5%, trong khi tín dụng lại tăng tới 4,45% so với cuối năm 2023. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới việc buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động nhằm cân đối nguồn vốn, tránh "bẫy thanh khoản" cho những tổ chức tín dụng.
Bài tham khảo nguồn: GSO, NHNN