UCAV Trung Quốc: Từ việc bị giẫm đạp "không thương tiếc" ở MAKS-2019
Theo hãng tin TASS, trong những ngày cuối cùng của Triển lãm hàng không MAKS-2019, tại gian hàng trưng bày của công nghiệp hàng không Trung Quốc đã xảy ra sự cố khiến nhà sản xuất phải muối mặt khi máy bay không người lái tấn công UCAV Wing Loong II bị hư hỏng.
Cụ thể là trong ngày 1/9/2019, các khách tham qua nhí của MAKS-2019 vì quá tò mò về Wing Loong II (còn được gọi là 翼龙 - Pterodactyl - Dực Long) đã trèo lên nguyên mẫu UCAV này.
Hình ảnh khách tham quan nhí của MAKS-2019 tò mò khám phá UAV tấn công Trung Quốc trước khi xảy ra sự cố (Ảnh: Dambiev).
Hậu quả khiến nguyên mẫu mới nhất của Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô gãy hai bánh đáp phía sau. Rất may không có khách tham quan nào bị thương.
Sự cố trên dù không lớn nhưng cũng đủ khiến đại diện ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc phải xấu hổ khi mà Triển lãm MAKS-2019 đã gần kết thúc.
Néu nguyên mẫu Wing Loong II này trên không phải là mô hình mà là một chiếc UAV thật thì có lẽ tiếng tăm của dòng UAV Wing Loong mà Tập đoàn Thành Đô xây dựng bấy lâu này cũng "tan theo mây khói".
Phần bánh đáp phía sau của UCAV Wing Loong gãy đôi trước cuộc "giẫm đạp" của khách tham quan nhí của Triển lãm MAKS-2019 (Ảnh: Dambiev).
Tới liên tục tan xác ở Trung Đông
Ngày 19/4, một UCAV đã bị bắn rơi ở mặt trận Abu Grein gần Misrata (một đô thị do dân quân trung thành với Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) và Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ (TAF) kiểm soát ở miền tây Libya).
Khi các tay súng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) tổ chức ăn mừng khi cho rằng UCAV nói trên là Anka-S của Thổ Nhĩ Kỳ thì những mảnh vỡ ở hiện trường chứng minh điều ngược lại. Hình ảnh còn lại của cụm động cơ cho thấy sự tương đồng với Wing Loong II hơn là Anka-S
Cụm động cơ của UCAV bị bắn rơi ở Libya tương đồng với Wing Long II (dưới) hơn là Anka-S (trên0.
Wing Long II là "niềm tự hào" của ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc khi đã được nhiều quốc gia trên thế giới đặt mua cũng như "phiên bản Trung Quốc" của UCAV MQ-9 Reaper Mỹ.
Các UCAV của Mỹ như MQ-1/MQ-9 có thể đạt được độ cao hoạt động khoảng 7.500 mét (khá an toàn so với sự đe dọa của phòng không tầm thấp) thì các UCAV Trung Quốc có độ cao hoạt động chỉ trong khoảng 2-3.000 mét (nhà sản xuất tuyên bố trần bay là 5.000 mét)
Động cơ tăng áp với cánh quạt 3 lưỡi và tốc độ bay thực tế dưới 300 km/giờ biến Wing Loong thành "mục tiêu ưa thích" của không chỉ các hệ thống phòng không tầm trung mà còn ở tầm thấp như pháo phòng không và đặc biệt là tên lửa phòng không vác vai (MANPADS).
Thống kê cho thấy 4 chiếc UCAV Wing Loong II đã bị bắn rơi ở Libya kể từ tháng 6/2019 tới nay.
Một điểm yếu khác của Wing Loong được cho là liên quan tới hệ thống cảnh báo tên lửa và mồi bẫy không được trang bị do tải trọng của máy bay thấp và để cắt giảm chi phí (trọng lượng cất cánh chỉ khoảng 1,5 tấn).
Vụ việc hôm 19/4 không phải là lần đầu tiên UCAV Trung Quốc rơi ở Libya, theo một thống kê trên chiến trường Libya từ tháng 6/2019, ít nhất 4 chiếc Wing Long II đã bị bắn rơi.
UAE, Ai Cập, Arab Saudi và Jordan được cho là các bên có thể vận hành loại UCAV này hậu thuẫn lực lượng LNA ở Libya.
Wing Long II do Arab Saudi và UAE vận hành cũng đã liên tục bị lực lượng Houthi bắn rơi trên chiến trường Yemen.
Không chỉ tồn tại vấn đề về năng lực chiến đấu, các UCAV đang hoạt động trại Trung Đông nói chung do Trung Quốc sản xuất nói chung còn gặp rất nhiều vấn đề liên quan tới bảo trì và bảo dưỡng.
Theo một báo cáo của Chính phủ Mỹ tính tới hết tháng 6/2019, chỉ có duy nhất một chiếc CH-4B mà Iraq mua từ Trung Quốc là có khả năng hoàn thành nhiệm vụ.
UCAV Wing Loong II của Trung Quốc bị bắn rơi tại Libya hôm 19/4.