Rút Mỹ khỏi INF: TT Trump mưu sâu kế hiểm, chĩa thẳng tên lửa, khóa chặt Nga-Trung từ 3 vùng đất?

Thủy Thu |

Việc rút khỏi INF cho phép Mỹ phát triển và triển khai các loại tên lửa tầm trung trên đất liền, thậm chí chúng có thể được gắn thêm đầu đạn hạt nhân.

Trong bài viết đăng trên tờ Guancha (Trung Quốc), ông Thi Dương - nhà quan sát quân sự-ngoại giao Trung Quốc cho rằng, việc Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) sẽ tạo điều kiện cho Washington phát triển và triển khai các loại tên lửa tầm trung trên đất liền, thậm chí có thể gắn thêm đầu đạn hạt nhân.

Đồng thời, ông này cho rằng, châu Âu và Đông Á sẽ trở thành nơi triển khai các tên lửa tầm trung mới của Mỹ.

Châu Âu

INF hạn chế việc phát triển và triển khai tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tầm trung và cận trung triển khai trên đất liền, như loạt tổ hợp tên lửa Pershing 1, 2 và tên lửa hành trình UGM-109 Tomahawk, chủ yếu được triển khai tại các căn cứ quân sự Mỹ ở Đức thời Chiến tranh Lạnh.

Theo ông này, nếu ngày nay Mỹ tiếp tục triển khai những vũ khí trên ở châu Âu thì nước này sẽ rất thuận lợi về không gian tác chiến.

"[Mục đích triển khai] những vũ khí này là để đối phó Nga. Châu Âu không những có mạng lưới đường bộ tương đối hoàn thiện phù hợp với việc vận chuyển mà còn có không gian rộng để tác chiến. Ngoài ra, vũ khí của Mỹ [được bảo đảm] an toàn hơn nhờ sức mạnh không kích của NATO.

Hơn nữa, hiện nay NATO đang khuếch trương sức mạnh về phía Đông, nếu những tên lửa này đặt ở Đông Âu, chúng không chỉ có thể dễ dàng đe dọa Moscow, thậm chí có tầm bắn vươn tới miền Đông nước Nga và do thời gian bay ngắn nên Nga dễ bị bất ngờ, qua đó giúp chúng khó bị đánh chặn", chuyên gia Trung Quốc bình luận.

Đông Á

Rút Mỹ khỏi INF: TT Trump mưu sâu kế hiểm, chĩa thẳng tên lửa, khóa chặt Nga-Trung từ 3 vùng đất? - Ảnh 1.

Nhật-Hàn có mức độ đô thị hóa cao gây khó khăn cho việc triển khai tên lửa tầm trung của Mỹ. Ảnh: Guancha

Ông Thi Dương cho rằng, việc triển khai tên lửa đạn đạo của Mỹ ở một số nước đồng minh châu Á khó khăn hơn do những nước này đất chật người đông.

Ông này nói: "Dù hệ thống giao thông đường bộ phát triển như châu Âu nhưng lãnh thổ Nhât-Hàn đều hẹp, mức độ đô thị hóa cao và mật độ dân số dày đặc nên Mỹ không có không gian để triển khai các tổ hợp tên lửa trên ở đây".

Do đó, nếu muốn đặt hệ thống tên lửa tầm trung triển khai trên mặt đất ở Nhật Bản thì Mỹ chỉ có thể triển khai hệ thống tên lửa tầm cao giai đoạn cuối THAAD như ở Hàn Quốc.

Kể từ khi Mỹ triển khai THAAD ở Hàn Quốc đến nay, Trung Quốc luôn cáo buộc đây là hành động đối phó Bắc Kinh của liên minh Mỹ-Hàn, trong khi liên minh này khẳng định, việc triển khai THAAD nhằm hỗ trợ đánh chặn các tên lửa đạn đạo từ Triều Tiên.

Australia

Chuyên gia Trung Quốc cho rằng, Mỹ có thể triển khai tên lửa tầm trung ở Australia bởi Australia có diện tích rộng, hơn nữa nước này là đồng minh truyền thống của Mỹ từ chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay, đồng thời Australia cũng có nhu cầu nhất định trọng việc đối phó Trung Quốc.

Tuy trong lịch sử chưa từng có tiền lệ nhưng việc Mỹ triển khai hệ thống tên lửa đạn đạo tầm trung ở Australia nhưng nếu xét về mặt lý thuyết thì điều này cũng dễ xảy ra, Thi Dương nhấn mạnh.

Tuy nhiên, ông này lại cho rằng, Mỹ sẽ gặp phải một vấn đề nếu triển khai tên lửa tầm trung ở Australia bởi nước này quá xa Trung Quốc nên dù Mỹ phát triển loại tên lửa có tầm bắn 5.500km, đặt ở phía Bắc Australia thì tầm bắn này cũng chỉ chạm tới phía Nam Trung Quốc, không thể đe dọa tới khu vực từ sông Trường Giang đổ lên phía Bắc.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại