Chúng bao gồm các biến thể của tên lửa DF-26, DF-21, và có thể là phương tiện bay siêu âm DF-17.
Theo hai nhà nghiên cứu P.W. Singer và Ma Xiu viết trên Popular Science, cơ sở lý luận của PLA khi theo đuổi chiến lược hạt nhân đáp ứng thông thường này dường như là sự kết hợp giữa việc tiết kiệm chi phí (thể hiện ở các loại vũ khí lưỡng dụng, mang cả đầu đạn thường lẫn hạt nhân) và niềm tin rằng cái được gọi là “mơ hồ chiến lược” sẽ cải thiện sự răn đe của Trung Quốc đối với các cuộc tấn công vào lực lượng tên lửa công ước của họ.
Nói ngắn gọn, sự “tăm tăm mù mù”, theo các nhà chiến lược Trung Quốc, làm gia tăng tính răn đe đối với các kẻ thù tiềm tàng. L
Đối với ý niệm này, bất kỳ đối thủ nào đang cân nhắc tấn công lực lượng thông thường của Trung Quốc trong một cuộc khủng hoảng hoặc xung đột sẽ phải lo lắng rằng họ có thể vô tình tấn công vào lực lượng hạt nhânTrung Quốc và do đó leo thang tình hình một cách thảm khốc.
Rủi ro với chiến lược này là sự mơ hồ đó làm tăng đáng kể nguy cơ sử dụng hạt nhân tình cờ do các giả định sai lầm. Như Hans Kristensen thuộc Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ giải thích, nếu Trung Quốc bắn một tên lửa vũ khí kép (có thể mang đầu đạt thông thường và hạt nhân), nhưng quốc gia mục tiêu không thể phân biệt được liệu đầu đạn của nó là hạt nhân hay thông thường, họ có thể cho rằng mình đang bị tấn công hạt nhân và phản ứng bằng một cuộc tấn công hạt nhân chống lại Trung Quốc.
Tương tự như vậy, chính kịch bản mà Trung Quốc đặt ra với sự mơ hồ có thể trở thành sự thật: Trong thời chiến, một kẻ thù có thể có ý định tấn công những gì được cho là tên lửa thông thường của PLA, nhưng vô tình đánh vào lực lượng hạt nhân.
DF-26 tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM), tầm bắn khoảng 4.000 km. Trong ba thập kỷ qua dưới Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung-INF, Mỹ và Nga không được chế tạo các loại tên lửa tương tự cho đến khi chính quyền Trump rút khỏi INF vào năm 2019.
Điều quan trọng, DF-26 là tên lửa lưỡng dụng, có thể mang đầu đạn 1.200-1.800 kg hạt nhân hoặc thông thường. Như James Acton, thuộc Tổ chức Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, viết trong báo cáo năm 2020:
Tên lửa [DF-26] có thể được tích hợp vào lượng lượng tên lửa chiến lược theo hai cách và chưa rõ cách tiếp cận nào mà Trung Quốc đang áp dụng. Một lựa chọn sẽ là giữ lại cấu trúc hiện có của lượng lượng tên lửa chiến lược và tạo ra các phiên bản DF-26 thông thường và hạt nhân riêng biệt.
Tuy nhiên, cách tiếp cận này sẽ không thúc đẩy cách tiếp cận “thay đổi đầu đạn, không phải thay đổi tên lửa”. Do đó, có vẻ như Trung Quốc sẽ điều chỉnh các lữ đoàn DF-26 cho cả hoạt động hạt nhân và thông thường.
Đọc tin thế giới mới nhất, xem tin quân đội Trung Quốc nhanh nhất tại Soha