Theo một nghiên cứu mới nhất, sự ô nhiễm ở châu Âu chính là nguyên nhân làm cho nạn hạn hán ở Ấn Độ khiến cho cuộc sống của hơn 130 triệu người nơi đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Các nhà nghiên cứu tin rằng, khí thải của ngành công nghiệp sản xuất bình phun (nước hoa, thuốc trừ sâu...) là nguyên nhân gây nên sự suy yếu gió mùa, làm cho hạn hán xảy ra vì thiếu nước mưa. Sự ô nhiễm này tác động không chỉ vào khí hậu mà còn cả chất lượng không khí.
Hạn hán ở Ấn Độ là do sự tác động của ô nhiễm châu Âu. Ảnh AFP/Getty.
Bức ảnh trên được chụp lại năm 2016, một nông dân đang đứng trên mảnh đất của mình ở trung tâm bang Madhya Pradesh (Ấn Độ).
Hạn hán khi ấy đã tác động nặng nề tới hơn 130 triệu người dân Ấn Độ và các nhà nghiên cứu cho rằng sự ô nhiễm ở châu Âu đã làm cho tình trạng này xảy ra càng nặng nề.
Giống như hiệu ứng cánh bướm, một cánh bướm vỗ cánh cũng ở bán cầu này có thể gây ra cơn bão ở bán cầu kia, biến đổi khí hậu đang tác động tới toàn bộ thế giới dù cho khoảng cách địa lý là rất xa.
Khí thải của ngành công nghiệp ở bán cầu Bắc là nguyên nhân làm mất đi 40% lượng nước mưa ở bán cầu Tây năm 2000, đó là kết quả nghiên cứu của nhóm khoa học tới từ Đại học Hoàng gia London, Anh.
Công nghiệp sản xuất bình phun đã giải phóng khí sulphur dioxide vào không khí và được giữ lại hàng tuần liền, tác động không nhỏ tới việc phản xạ và hấp thụ bức xạ Mặt Trời.
Chúng cũng tác động tới các đám mây bao phủ, khiến các đám mây này sáng hơn, giảm đi các trận mưa rào.
Tuy loại khí này còn được tự nhiên sản xuất ra từ bụi sa mạc hay bốc hơi nước biển nhưng chính con người mới là nhân tố chính gây ra sự ô nhiễm này.
Nhà nghiên cứu Dilshad Shawki tới từ viện nghiên cứu ICL's Grantham Institute cho biết Ấn Độ dương cũng cấp tới 70 % lượng nước mỗi năm cho lục địa Ấn Độ, tuy nhiên sự ô nhiễm và nhiệt độ bề mặt Trái Đất tăng lên đã tác động vòng tuần hoàn ở vùng nhiệt đới.
Hệ quả là lượng mưa bị giảm đi hay hạn hán trên diện rộng ngày càng nghiêm trọng.
Không chỉ thiếu nước mưa cho sản xuất nông nghiệp, nước uống cũng là vấn đề nghiêm trọng ở đây. Ảnh Bloomberg via Getty Images.
Bức ảnh trên là khung cảnh mọi người chờ được đổ đầy nước vào bình chứa ở khu vực có nước uống ở Maharashtra năm 2016.
Hạn hán khiến người dân Ấn Độ khốn đốn
Hạn hán đã khiến cho nguồn nước ngọt bị suy giảm, tác động tới hàng trăm triệu người Ấn Độ, hàng chục ngàn nông dân không thể canh tác trên chính đất của mình.
Nhiều ngôi làng như Kerala, Karnataka, Tamil Nadu và Andhra Pradesh bị tác động nặng nề nhất bởi hạn hán.
Ngôi làng Bedarwadi. Ảnh Bloomberg via Getty Images.
Những người nông dân hay dân làng phải bỏ làng đi làm thuê để kiếm lương thực, nước uống và tiền cho các dịch vụ khác như thuốc men, học phí cho con cái...
Tồi tệ hơn, có hơn 12.600 nông dân đã tự sát năm 2015 vì những ảnh hưởng liên tiếp từ hạn hán, đói nghèo, nợ nần. (Số liệu của Reuters lấy từ Cục báo cáo tội phạm quốc gia Ấn Độ (NCRB)). .
Ô nhiễm ở châu Âu làm cho các ngôi làng Ấn Độ trở thành ngôi làng ma. Ảnh Internet.
Còn theo Ủy ban nhân quyền quốc gia Ấn Độ, khoảng 100 nông dân ở Tamil Nadu đã tự tử chỉ trong tháng Giêng năm 2017 này, nhiều ngôi làng trở thành "ngôi làng ma" do nhiều người trong làng bỏ đi nơi khác hay nhiều người phải tự vẫn vì bế tắc.
Theo GS. Brahma Chellaney – Trung tâm nghiên cứu chính sách Ấn Độ thì sự suy thoái hệ sinh thái, ô nhiễm nguồn nước, cạn kiệt nước ngầm, hiện tượng El Nino và biến đổi khí hậu còn làm cho nạn hạn hán càng nghiêm trọng hơn.
Tham khảo: Reuters, Globalresearch.ca