Vì sao người Duy Ngô Nhĩ trở thành nỗi ám ảnh khủng bố? (P3)

Bạch Dương |

(Soha.vn) - Những vụ bạo lực gần đây ở Tân Cương được cho là xuất phát từ thái độ phản kháng của người Duy Ngô Nhĩ trước các biện pháp trấn áp mạnh của chính quyền.

Vì sao người Duy Ngô Nhĩ trở thành nỗi ám ảnh khủng bố?

Vì sao người Duy Ngô Nhĩ trở thành nỗi ám ảnh khủng bố? (P2)

Sự phản kháng của người Duy Ngô Nhĩ

Cuối cùng, các biện pháp an ninh tăng cường của Bắc Kinh đã vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ ở phần lớn khu vực Duy Ngô Nhĩ. Sự gia tăng của chủ nghĩa hành động Hồi giáo dẫn tới nhiều “sự cố bạo lực” khi chính sách kiểm soát xã hội chặt chẽ được áp đặt.

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của các phong trào Hồi giáo đã gây ra hai hậu quả chính trị nghiêm trọng.

Một là, để đối phó với các rủi ro an ninh có thể xảy ra, Bắc Kinh đã thông qua các biện pháp an ninh toàn diện nhằm duy trì ổn định xã hội. Nhiều biện pháp trong số này bị cho là mang tính trấn áp quá mạnh và không đi ngược lại các phong tục Hồi giáo, ví dụ cấm các hoạt động tôn giáo thông thường, cấm che mạng kín mặt, lạm dụng quyền cưỡng chế…

Hai là, các biện pháp an ninh cứng nhắc gây ra phản ứng dữ dội và dẫn tới sự gia tăng chủ nghĩa hành động Hồi giáo chống lại chính quyền. Các vụ bạo lực tự phát đã cho thấy rõ phản ứng đó.

Nhiều vụ tấn công gần đây đã diễn ra bất ngờ khi các viên chức địa phương tới nhà người Duy Ngô Nhĩ lục soát và báo cảnh sát về hoạt động tụ tập tôn giáo bất hợp pháp hoặc vũ khí trái phép.

Các cuộc xung đột mang tính trả đũa như vậy gần đây trở nên căng thẳng hơn, nhất là khi cảnh sát dùng vũ lực triệt phá các tổ chức hoạt động chui.

Sự phản kháng mạnh mẽ của người Duy Ngô Nhĩ chống lại các biện pháp an ninh nghiêm ngặt của chính quyền là lý do chính dẫn tới sự gia tăng các vụ tấn công gần đây ở Tân Cương.

10 vụ bạo lực đẫm máu gần đây ở Tân Cương

1. Tại huyện Shache (thuộc địa khu Khách Thập), ngày 30/12/2013, đồn cảnh sát huyện Shache bị tấn công bởi 9 người thiểu số Duy Ngô Nhĩ. 8 kẻ tình nghi bị cảnh sát bắn chết, đối tượng còn lại bị bắt giữ.

2. Tại huyện Shufu (gần Khách Thập), ngày 15/12/2013, cảnh sát bị tấn công bằng một thiết bị phá nổ và một con dao dựa khi bắt giữ những kẻ tình nghi. Hai cảnh sát thiệt mạng. 14 kẻ tình nghi bị bắn chết và 8 đối tượng bị bắt giữ.

3. Tại thành phố Bachu (Khách Thập), ngày 16/11/2013, đám đông xông vào một đồn cảnh sát, mang theo dao và rìu. Hai cảnh sát thiệt mạng, hai người bị thương. Toàn bộ 9 nghi can đã bị bắn chết.

4. Vụ phóng hỏa xe hơi ở quảng trường Thiên An Môn (Bắc Kinh): Ngày 2/10/2013, một chiếc xe ô tô đâm vào đám đông và phát nổ tại quảng trường Thiên An Môn. Cảnh sát Trung Quốc cho biết đã phát hiện bên trong chiếc xe này nhiều dao, gậy sắt, bình gas, và một lá cờ có in các khẩu hiệu tôn giáo. Ba nghi can và hai khách du lịch đã thiệt mạng. 38 người khác bị thương.

5. Tại Khách Thập, ngày 20/8/2013, các vụ xung đột đổ máu xảy ra giữa cảnh sát và người Duy Ngô Nhĩ bị cáo buộc chế tạo bom và là nghi can khủng bố. Một cảnh sát thiệt mạng, 22 nghi can bị bắn chết, 4 đối tượng bị bắt giữ.

6. Tại huyện Shanshan (Tân Cương), ngày 26/6/2013, một nhóm người tấn công một đồn cảnh sát và một tòa nhà chính quyền địa phương. 24 người thiệt mạng trong vụ này, trong đó có hai cnảh sát, và 21 người bị thương. 11 nghi can bị bắn chết và 4 đối tượng bị bắt giữ.

7. Tại thành phố Bachu (Khách Thập), ngày 23/4/2013, ba quan chức địa phương bị tấn công khi đến kiểm tra các ngôi nhà được thông báo là đang “có nhiều người và vũ khí khả nghi”. 15 công nhân địa phương đã thiệt mạng, trong đó có 10 người Duy Ngô Nhĩ, 3 người Hán, và 2 người Mông Cổ. 6 nghi can bị bắn chết và 8 đối tượng bị bắt giữ.

  • Hiện trường vụ bạo loạn ở Korla khiến 5 người thiệt mạng

    Hiện trường vụ bạo loạn ở Korla khiến 5 người thiệt mạng

  • 8. Tại thành phố Korla (Tân Cương), ngày 7/3/2013, xảy ra hai vụ tấn công bạo lực, toàn bộ nghi can là người Duy Ngô Nhĩ. 5 người thiệt mạng và 10 người bị thương.

    9. Vụ cướp máy bay tại Hòa Điền: Ngày 29/6/2012, chuyến bay mang số hiệu 7554 của hãng hàng không Thiên Tân Airlines, trên hành trình từ Hòa Điền đến Urumqi (thủ phủ Tân Cương), đã bị cưỡng đoạt bởi 6 không tặc người Duy Ngô Nhĩ. Các hành khách và phi hành đoàn đã chặn được âm mưu của các kẻ tấn công. 6 nghi can bị bắt giữ.

    10. Tại huyện Yecheng (Khách Thập), ngày 28/2/2012, 8 người Duy Ngô Nhĩ do tên Abudukeremu Mamuti dẫn đầu đã tấn công khách bộ hành bằng rao dựa, làm 15 người thiệt mạng và 14 người bị thương. 8 nghi can đã bị bắn hạ và một đối tượng bị bắt giữ. Một cảnh sát cũng thiệt mạng trong vụ này và 4 cảnh sát bị thương.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại