IMF đã cập nhật số liệu mới nhất cho nền kinh tế thế giới, theo đó Trung Quốc đạt GDP bằng 17.600 tỉ USD còn Mỹ chỉ đạt 17.400 tỉ USD. Cách đây 14 năm độ lớn của nền kinh tế Mỹ gấp 3 lần Trung Quốc.
Mỗi nước lại báo cáo dữ liệu kinh tế của mình bằng đồng tiền riêng, theo IMF. Để so sánh các dữ liệu, số liệu thống kê của mỗi nước phải chuyển đổi sang một đồng tiền chung.
Nhưng bằng một số cách chuyển đổi khác nhau thì kết quả đều không giống nhau nên thực tế việc so sánh các nền kinh tế chỉ là giá trị tương đối.
Một biện pháp khác để đánh giá sức mạnh của nền kinh tế là bằng chỉ số "ngang giá sức mua" (PPP) mà đồng tiền của một quốc gia sẽ có thể chuyển đổi thành của nước khác để mua cùng một lượng hàng hóa và dịch vụ ở mỗi nước.
Trung Quốc hiện chiếm 16,5% của nền kinh tế toàn cầu khi đánh giá bằng PPP so với 16,3% của Mỹ.
Giá cả các mặt hàng không giống nhau ở mỗi quốc gia,theo Business Insider.
Những chiếc áo sơ mi của bạn sẽ rẻ hơn nếu được mua tại Thượng Hải chứ không phải ở San Francisco, so sánh nền kinh tế giữa các nước mà không dùng đến yếu tố giá cả tại mỗi quốc gia không phải lúc nào cũng đáng tin cậy.
Vì vậy IMF đánh giá theo cả GDP và PPP thì Trung Quốc đều vượt Mỹ và vượt lên trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, lần đầu tiên sau 14 năm Mỹ nắm giữ vị trí này.
Trên MarketWatch, Brett Arends một chuyên gia kinh tế gợi ý rằng nếu chúng ta chỉ nhìn vào tỉ giá hối đoái quốc tế thì nền kinh tế Mỹ vẫn còn lớn hơn Trung Quốc 70%.
Nhưng, Arends cho biết thêm mặc dù biện pháp này hay được nói tới nhưng độ tin cậy của nó rất kém.
Kinh tế của Trung Quốc có thể đang lớn nhất thế giới, nhưng không có nghĩa là người dân Trung Quốc là những người giàu nhất thế giới.
GDP bình quân đầu người của Trung Quốc chưa bằng 1/4 so với người Mỹ.