Trung Quốc: Chủ tịch Tập Cận Bình có chùn bước trước "hổ lớn"?

Qua 16 tháng Chủ tịch Tập Cận Bình tiến hành chiến dịch "đả hổ", hơn 74.000 cán bộ bị các cơ quan chống tham nhũng của đảng Cộng sản Trung Quốc điều tra.

Chính quyền Bắc Kinh hôm 9/10 đã tổ chức lễ bế mạc chiến dịch kéo dài 16 tháng nhằm gây dựng lại hình ảnh của đảng Cộng sản Trung Quốc và chính phủ, vốn bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tệ tham nhũng tại nước này.

Thế lực đằng sau cuộc chiến đả hổ của ông Tập Cận Bình Thế lực đằng sau cuộc chiến "đả hổ" của ông Tập Cận Bình

(Soha.vn) - Ngoài hậu duệ của cựu chủ tịch Hồ Diệu Bang, còn có con cháu của cố nguyên soái Diệp Kiếm Anh... ủng hộ Tập Cận Bình chống tham nhũng.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tỏ ra hài lòng về kết quả này, nhưng theo giới phân tích, dường như lãnh đạo Trung Quốc đã chùn bước trước các "con hổ lớn", hàm ý nói đến phát biểu của ông Tập Cận Bình khi khởi xướng chiến dịch chống tham nhũng, khẳng định phải "đập cả ruồi lẫn hổ".

Tuy Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố việc "kết thúc chiến dịch không có nghĩa là chấm dứt phương pháp làm việc tốt" và "các kết quả đạt được mới chỉ là bước khởi đầu", nhưng ngoại trừ 1-2 "con hổ lớn" bị sa cơ, từ nay công cuộc chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình sẽ không nhắm tới các con hổ khác.

Tính tới nay, chiến dịch chống tham nhũng đã "sờ gáy" ít nhất 51 quan chức cấp tỉnh hoặc cấp bộ, trong đó có Chu Vĩnh Khang, nguyên Thường vụ Bộ Chính trị và Từ Tài Hậu, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Thế nhưng, ngoài 2 nhân vật này ra, không một ai trong số các quan chức loại "con ông, cháu cha" bị dính lưới. Giới quan sát nhấn mạnh, sẽ không có thêm "các con hổ lớn" khác bị "bắn hạ".

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng dẫn lời một chuyên gia thuộc Đại học Khoa học Chính trị và Luật ở Thượng Hải cho biết "ông Tập Cận Bình sẽ không nhắm vào bất kỳ một quan chức loại 'con ông cháu cha' nào nữa bởi vì họ đáng tin cậy hơn những quan chức khác". Bản thân ông Tập Cận Bình là con trai ông Tập Trọng Huân, cán bộ lão thành của đảng Cộng sản Trung Quốc.

Theo thống kê của tờ Nhân Dân Nhật Báo, hơn 74.000 cán bộ bị các cơ quan chống tham nhũng của đảng Cộng sản Trung Quốc điều tra từ khi ông Tập phát động chiến dịch chống tham nhũng vào đầu năm 2013.

Dù vậy, cái được của ông Tập từ chiến dịch "đả hổ" này vẫn rất lớn. Theo giới quan sát, về mặt cá nhân, uy tín của ông Tập Cận Bình ngày càng mạnh, thậm chí có phần vượt trội so với hai người tiền nhiệm là Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào. Đặc biệt, nó giúp ông Tập củng cố quyền lực và nhận được sự ủng hộ của công chúng.

Ít nhất 51 quan chức cấp tỉnh hoặc cấp bộ, trong đó có Cựu Ủy viên Bộ chính trị kiêm Bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Trung Quốc Chu Vĩnh Khang, bị sờ gáy
Ít nhất 51 quan chức cấp tỉnh hoặc cấp bộ, trong đó có Cựu Ủy viên Bộ chính trị kiêm Bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Trung Quốc Chu Vĩnh Khang, bị 'sờ gáy'

Theo giới quan sát, thông qua chiến dịch chống tham nhũng, ngoài việc củng cố quyền lực vững chắc trong đảng, Chủ tịch Tập Cận Bình đồng thời còn giành toàn quyền chi phối trên các lĩnh vực kinh tế, quân sự, an ninh quốc gia, an ninh mạng và chính sách đối ngoại.

Việc hàng loạt quan tham “ngã ngựa” trong chiến dịch chống tham nhũng đã tạo cơ hội cho Trung Quốc cải tổ đội ngũ lãnh đạo các cấp. Theo Want China Times, quá trình sắp xếp lại bộ máy lãnh đạo ở Trung Quốc được tiến hành sau những thay đổi trước đó trên quy mô toàn quốc. Việc cải tổ lãnh đạo bao gồm bổ nhiệm các lãnh đạo mới của ban tổ chức (cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, giám sát các quan chức chính phủ trong hệ thống đảng) tại một nửa các tỉnh thành của Trung Quốc.

Hai thứ trưởng phụ trách nguồn nhân lực và an toàn xã hội và người đứng đầu một cơ quan lớn khác của nhà nước cũng được thay thế.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại