Thông tin trên được các thành viên tham dự chương trình đào tạo bắt buộc liên quan tới cách sử dụng từ ngữ trên báo chí Trung Quốc tiết lộ hôm 19/10.
Khoảng 250.000 nhà báo hoạt động trong nhiều tổ chức truyền thông Trung Quốc đã buộc phải tham dự khóa đào tạo quy mô toàn quốc liên quan tới những chủ đề như quan điểm chủ nghĩa Mác trong giới báo chí, điều luật và quy định cũng như quy phạm trong việc thu thập tin tức và biên tập. Chương trình đào tạo được bắt đầu từ giữa tháng 10 và kéo dài tới cuối năm nay.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là điểm nóng tranh luận giữa Trung Quốc và Nhật Bản
Đây là lần đầu tiên Đảng Cộng sản Trung Quốc – vốn kiểm soát chặt chẽ hoạt động của giới truyền thông quốc gia, tổ chức một chương trình đào tạo quy mô khắp cả nước trước khi sửa đổi luật cấp phép báo chí.
Theo các học viên tham gia khóa học, trước chủ đề Nhật Bản, những người hướng dẫn đã lên án các chính sách "cánh hữu" của Thủ tướng Shinzo Abe đồng thời yêu cầu giới nhà báo hoạt động tại các tờ báo giấy, hãng tin, truyền hình và truyền thông trực tuyến tiết giảm những lời bình luận liên quan tới việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trước quần đảo Senkaku hiện nằm dưới quyền kiểm soát của Nhật Bản trên Biển Hoa Đông. Phía Trung Quốc gọi quần đảo tranh chấp trên là Điếu Ngư.
Ngoài ra, các nhà báo Trung Quốc không được sử dụng những từ ngữ mang tính hiếu chiến quá mức trước các vấn đề liên quan tới Nhật Bản.
Không chỉ bàn luận về vấn đề Nhật Bản, những người hướng dẫn còn cho rằng Mỹ đang "ngấm ngầm phá hoại Trung Quốc" và chỉ trích Philippines khơi gợi tranh chấp lãnh thổ với quốc gia này cũng như phản đối các giá trị dân chủ và nhân quyền đồng thời nhấn mạnh "phương Tây là trung tâm đang nhắm vào Đảng Cộng sản Trung Quốc".
Một số nhóm hướng dẫn còn ca tụng Tổng thống Nga Vladimir Putin trong bối cảnh chính phủ Trung Quốc cố gắng làm đẹp bức tranh quan hệ mật thiết với ông Putin.
Sau khi tham gia chương trình đào tạo, các nhà báo Trung Quốc sẽ phải trải qua một bài kiểm tra được tổ chức vào tháng 1- 2/2014 để nhận thẻ báo chí.