Phát biểu tại Ủy ban Ngân sách Hạ viện Nhật Bản, Thủ tướng Abe nói: "Bảo vệ đầy đủ tính mạng của nhân dân Nhật Bản là tất yếu, quyền lợi được hưởng theo luật pháp quốc tế có thể thực hiện, dựa trên quan điểm này, chúng tôi đã đưa ra dự thảo của Đảng Tự do Dân chủ (LDP)".
Tháng 7/2014, chính quyền Shinzo Abe đã đưa ra nghị quyết nội các, thông qua sửa đổi việc giải thích Hiến pháp, đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm quyền tự vệ tập thể, sau đó còn thúc đẩy Quốc hội thông qua Luật bảo đảm an ninh mới vào tháng 9/2015.
Dự thảo của đảng Tự do Dân chủ Nhật Bản đề xuất, trong khoản 2 Điều 9 Hiến pháp cần quy định có thể thực hiện quyền tự vệ, có “quân đội chính quy”.
Về vấn đề này, ông Shinzo Abe cho biết: “Dự thảo của đảng và tôi với tư cách là chủ tịch Đảng không thể không thống nhất”.
Dự thảo này đề xuất, trong Điều 9 Hiến pháp bảo lưu “từ bỏ chiến tranh” theo quy định của khoản 1, đồng thời trong khoản 2 viết rõ “không cản trở phát động (sử dụng) quyền tự vệ”.
Điều này có nghĩa là bao gồm quyền tự vệ tập thể, Hiến pháp sẽ không hạn chế thực hiện quyền tự vệ.
Vào ngày 29/2, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng đã tổ chức hội thảo liên quan đến luật này tại Tokyo.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani cho biết: “Tôi tin chắc đây là một bộ luật có thể ngăn chặn chiến tranh, sẽ đóng góp cho hòa bình và an ninh thế giới, kêu gọi dư luận hiểu về Luật bảo đảm an ninh”.
Ông Gen Nakatani đã nhấn mạnh đến sự cần thiết của luật này, bởi môi trường an ninh đã thay đổi, trong thời đại này không có nước nào có thể chỉ dựa vào sức mình để bảo vệ an ninh nước mình.
Cần làm tốt chuẩn bị cho việc bảo vệ nhân dân khi xảy ra các tình huống bất ngờ.
Việc Nhật Bản muốn thực thi quyền tự vệ tập thể khiến Trung Quốc quan ngại sâu sắc.
Vào tháng 7/2014, khi dỡ bỏ một phần lệnh cấm quyền tự vệ tập thể, Tân Hoa xã đã có bài bình luận cho rằng quyết định của chính phủ Nhật Bản không có lợi cho hoà bình và ổn định trong khu vực.
Việc Thủ tướng Abe thay đổi Hiến pháp hoà bình cuối cùng cũng sẽ “tự chuốc lấy tai hoạ”.
Mạng tin tức của Trung Quốc cho rằng sự thay đổi chính sách của Nhật Bản sẽ "chôn vùi" hoà bình của châu Á trong tương lai.
Trong khi đó, theo chuyên gia Viện nghiên cứu quân sự nước ngoài Việc khoa học quân sự Trung Quốc, Trung Dương, việc thực thi “quyền phòng vệ tập thể” đồng nghĩa với việc Nhật Bản sẽ mở rộng vai trò của quân đội, phát triển “Lực lượng phòng vệ” thành Bộ Quốc phòng với lực lượng quân đội chính quy, cho phép lực lượng quân đội tham gia các hoạt động quân sự ở nước ngoài.
Điều này sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
Còn người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cũng cảnh báo Nhật Bản thực hiện điều chỉnh chính sách không được làm tổn hại đến an ninh và chủ quyền quốc gia của Trung Quốc.