Cuba
Cuba là lựa chọn số 1. Đất nước nhiệt đới với những bãi biển đẹp và đồ ăn thức uống ngon này đã là điểm đến của một trong những nhân vật bị FBI truy nã gắt gao nhất: Assata Shakur, người đã trốn khỏi nhà tù Mỹ hồi những năm 1970.
Quan hệ ngoại giao giữa Cuba và Mỹ băng giá 50 năm qua và có rất ít cơ hội Mỹ có thể dẫn độ được những người trốn tới đây về nước.
Iceland
Iceland có một lịch sử lâu dài đón nhận những người đào tẩu khỏi Mỹ. Họ từng cho phép Bobby Fischer tị nạn bởi vì nhân vật này bị các nhà chức trách trũy nã do vi phạm các lệnh cấm vận chống lại Yugoslavia.
Iceland cũng từng đề nghị giúp đỡ Julian Assange mặc dù chủ trang web cung cấp thông tin mật WikiLeaks này đang nương nhờ sự giúp đỡ của người Ecuador.
Ecuador
Ecuador là nơi trú ẩn an toàn nhiều tháng nay của Julian Assange. Chủ WikiLeaks hiện vẫn đang trú ở Đại sứ quán Ecuador ở London vì nước này cho phép Assange tị nạn khi Anh tìm cách dẫn độ ông ta tới Thụy Điển.
Venezuela
Venezuela tiếp tục là một kẻ thù chính trị của Washington mặc dù nhà lãnh đạo ghét Mỹ, ông Hugo Chavez, đã qua đời. Đất nước này là một nền kinh tế hoạt động chủ yếu nhờ tiền mặt nên rất khó lần theo dấu vết người bị truy nã.
Và mặc dù Venezuela có một hiệp ước dẫn độ có từ năm 1922, hiện nay hiệp ước này hầu như không hiệu quả. Trong quá khứ, Mỹ cũng thường từ chối cho dẫn độ tội phạm theo yêu cầu của chính phủ Venezuela.
Pháp
Nổi tiếng về các món ăn, đồ uống và nghệ thuật, Pháp dường như là một điểm đi nghỉ hơn là đi trốn. Mặc dù nước này có hiệp ước dẫn độ với Mỹ, vẫn có một vài trường hợp chọn Pháp xin tị nạn. Nhà làm phim Roman Polanski đã trốn tới Pháp thay vì phải đối mặt với các cáo buộc về tấn công tình dục nhằm vào một bé gái 13 tuổi năm 1977. Là một công dân Pháp, ông không bao giờ tự nộp mình cho giới chức Mỹ.
Quốc đảo Verde Islands
Chính phủ CH Cape Verde không có hiệp ước dẫn độ với Mỹ. Điểm đi nghỉ nổi tiếng nằm ở ngoài khơi bờ biển vùng Tây Phi này có thể là điểm đến lý tưởng cho những ai đang chạy trốn khỏi mạng lưới tình báo Mỹ.
Iran
Iran không có quan hệ ngoại giao với Mỹ 30 năm qua chứ chưa nói đến một hiệp ước dẫn dộ giữa hai nước. Nhân vật bị cáo buộc giết người, David Belfield - người đã cải sang đạo Hồi vào thay tên đổi họ - đã đi trốn ở Iran nhiều thập niên và người Iran sẽ không cho phép ai động vào ông này.
Brazil
Brazil có hiệp ước dẫn độ với Mỹ song nước này đã từng từ chối các yêu cầu dẫn độ từ Mỹ. Một ví dụ điển hình là trường hợp của Claudia Hoerig, người được tin là đã giết chết chồng mình ở Ohio trước khi trốn tới Brazil.
Thụy Sĩ
Có lịch sử lâu dài là một nước trung lập, với những quang cảnh đẹp tuyệt vời về dãy núi Alps, Thụy Sĩ là một nơi lý tưởng để tị nạn cho những ai chạy trốn khỏi chính phủ Mỹ. Mặc dù Thụy Sĩ có hiệp ước dẫn độ với Mỹ, hiệp ước này vẫn có một số kẽ hở.
Hongkong
Kẻ tội đồ của nước Mỹ Edward Snowden đang tị nạn tại Hongkong, vùng lãnh thổ đã ký hiệp ước dẫn độ với Mỹ từ lâu. Tuy quyết định này của anh ta bị số đông cho là thiếu sáng suốt nhưng một số người lại cho rằng Snowden có thể tận dụng một lỗ hổng.
Mới đây Tòa án Tối cao Hongkong đã ra phán quyết xem xét lại chính sách dẫn độ của vùng lãnh thổ này nhưng cho đến khi điều đó xảy ra thì những người muốn tị nạn vẫn được phép ở lại đây vô hạn định.