1. “Nếu có bằng chứng, hãy đưa ra xem nào”
Ngay trong lần đầu tiên lên tiếng chính thức về vụ tấn công được cho là chất độc hóa học nhằm vào dân thường ở bên ngoài thủ đô Damacus hôm 21/8, Tổng thống Nga Putin đã thẳng thừng chỉ trích cáo buộc của Mỹ và đồng minh về việc chính phủ Syria đứng sau vụ việc này là “hoàn toàn vô lý”.
Phát biểu trong một cuộc họp báo ở Vladivostok (Nga) hôm 31/8, ông Putin thách thức Mỹ đưa ra bằng chứng đầy đủ và thuyết phục cho những cáo buộc của mình đối với chính quyền của Tổng thống Assad: "Cứ bảo có bằng chứng nhưng lại nói đây là bí mật, không cho ai xem, thì làm sao mà không bị phê phán. Nếu có bằng chứng, hãy đưa ra xem nào. Nếu không đưa được ra, thì tức là chẳng có bằng chứng nào".
Theo ông, động thái này của Mỹ thể hiện sự “không tôn trọng đối tác” và "đây chẳng qua là sự khiêu khích của những kẻ muốn kéo các nước vào xung đột Syria. Những kẻ muốn có sự ủng hộ của các thế lực mà dĩ nhiên đầu tiên là Mỹ. Về lập trường, các đồng minh, bè bạn của Mỹ bảo rằng chính phủ Syria dùng vũ khí giết người hàng loạt - ở đây là vũ khí hóa học – và nói họ có bằng chứng, vậy hãy đưa cho nhóm thanh sát LHQ và Hội đồng Bảo an”.
Tổng thống Nga Putin.
2. “Sẽ giao S-300 cho Syria nếu Mỹ tấn công"
Trong cuộc phỏng vấn với AP và kênh Channel 1 hôm 3/9, Tổng thống Nga khẳng định nước này sẽ ủng hộ một cuộc tấn công quân sự vào Syria, “sẵn sàng hành động một cách kiên quyết, nghiêm túc nhất” với hai điều kiện: có bằng chứng thuyết phục về việc chính phủ Syria sử dũng vũ khí hóa học và cuộc tấn công được LHQ phê chuẩn.
Theo quan điểm của ông Putin, bằng chứng thuyết phục phải “có chiều sâu, chứng minh được ai đã sử dụng vũ khí hóa học và sử dụng bằng cách nào”, chứ không phải là những thông tin dạng nghe trộm điện thoại hay xâm nhập trái phép vào một số địa chỉ email nhất định.
Ông Putin nhấn mạnh, nếu Mỹ thực sự có được bằng chứng khẳng định cáo buộc này thì nên trình lên Hội đồng bảo an LHQ để được đánh giá một cách toàn diện và khách quan nhất trước khi tự ý thực hiện bất cứ hành động quân sự nào đối với Syria.
“Chúng ta không thể sử dụng vũ lực với một nhà nước có chủ quyền. Bất kỳ lý do hay phương pháp nào có thể được dùng để biện minh cho việc sử dụng vũ lực chống lại một quốc gia độc lập có chủ quyền đều không thể chấp nhận được và chỉ có thể được suy diễn là một hành động xâm lược.”
Cũng trong cuộc phỏng vấn, ông Putin lần đầu thừa nhận Nga đã tạm hoãn chuyển giao lô tên lửa S-300 tới Syria, song có thể khôi phục quá trình này nếu Mỹ đơn phương tấn công: “Nếu chúng tôi nhận thấy rằng những bước đi đó vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế hiện có, chúng tôi sẽ cân nhắc về cách hành động trong tương lai, đặc biệt là liên quan tới việc cung cấp các loại vũ khí nhạy cảm tới một số khu vực nhất định trên thế giới”.
Tàu sân bay USS Dwight Eisenhower của Mỹ đến gần bờ biển Syria.
3. “Gấu là đối thủ xứng tầm, dũng cảm hơn Thủ tướng Anh”
Cũng trong cuộc phỏng vấn với AP ngày 3/9, Tổng thống Putin đã lên tiếng bảo vệ Tổng thống Syria Assad, đồng thời mỉa mai cách tiếp cận của Thủ tướng Anh và Tổng thống Mỹ đối với vấn đề Syria: “Bằng chứng ông Assad tấn công hóa học ở đâu? Một người mà tôi cung cấp cho nhiều vũ khí khó có khả năng sẽ làm điều gì đó xấu xa với người dân nước mình. Nếu tôi hậu thuẫn ai đó thì ông ta rõ ràng là người tốt. Đó là luật pháp quốc tế. Bạn có thể kiểm tra điều này với Liên Hợp Quốc (LHQ)."
"Tôi đã nói với người Mỹ, tôi đã nói với người Anh, chúng ta không thể sử dụng vũ lực với một nhà nước có chủ quyền. Vũ lực không bao giờ được sử dụng với nhà nước có chủ quyền. Vũ lực chỉ có thể được sử dụng trong một trường hợp. Đó là khi vật lộn với gấu. Đó là luật pháp quốc tế. Bạn có thể kiểm tra với LHQ."
"Tôi rất thích gấu. Gấu là đối thủ xứng tầm. Gấu chiến đấu rất tốt. Gấu chiến đấu với lòng dũng cảm. Dũng cảm hơn nhiều so với ông Thủ tướng Cameron. Tôi mời Thủ tướng Cameron thi đấu với gấu, ông ấy nói rất cảm ơn, nhưng ông ấy lại lịch sự xin lỗi vì sợ bị đánh trả."
"Thủ tướng Cameron là người mềm yếu. Nhưng ông ấy lại thích nói về Syria. Tôi nói với ông ta: đừng nói nữa cho tới khi ông đánh bại gấu. Nhưng ông ấy vẫn không chịu thi đấu. Đó là sự thất vọng lớn đối với người Nga. Thủ tướng Cameron cần phải học được tầm quan trọng của sự thỏa hiệp trong gìn giữ hòa bình quốc tế”.
“Tôi mời Tổng thống Obama thi đấu với gấu. Tôi nói với ông ấy: Đấu với gấu đi ngài Obama. Tuy nhiên, Tổng thống Obama từ chối chiến đấu với gấu. Cách tiếp cận các vấn đề toàn cầu của Tổng thống Obama mang tính một chiều. Ông Obama cần phải hành động để tìm giải pháp chung cho vấn đề. Giải pháp chung cho vấn đề vật lộn với gấu. Tại thời điểm này, ông Tổng thống Obama từ chối can dự vào vấn đề thực tế. Vấn đề thực tế là thi đấu với gấu”.
4. John Kerry là “kẻ nói dối”
Phát biểu trước Hội đồng Nhân quyền Nga hôm 4/9, Tổng thống Nga đã thẳng thừng gọi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry là “kẻ nói dối”: “Đây là điều rất khó chịu và khiến tôi ngạc nhiên. Chúng tôi nói chuyện với họ (người Mỹ) và thấy rằng họ là những người tử tế, nhưng ông ta (Kerry) đang nói dối và ông ấy cũng biết thừa điều đó. Đây là điều đáng buồn”
Theo Tổng thống Putin, mặc dù ông Kerry đã biết về Jabhat al-Nusra, một nhóm phiến quân có mối liên hệ với al-Qaeda, song trong phiên điều trần trước Ủy ban Đối thoại Thượng Viện Mỹ, ông này lại phủ nhận thông tin al-Qaeda đang hoạt động ở Syria.
Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về địa chỉ email: thegioi@soha.vn. Trân trọng!