Putin sẽ đối xử thế nào với tổng thống kế nhiệm ông Obama?

Thảo Hương |

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Barack Obama là hai chính trị gia quyền lực bậc nhất thế giới hiện nay.

Tuy nhiên, chỉ một năm nữa tổng thống Mỹ sẽ về hưu và khi đó ông Putin sẽ đối xử thế nào với tổng thống kế nhiệm Obama?

Mối quan hệ giữa 2 tổng thống được chú ý rất kỹ, bởi tất cả các lần xuất hiện, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin điều không quan tâm nhiều đến nhau.

Ông Putin được cho là đã kết luận rằng ông không thể làm việc với Obama và chờ đợi một tân tổng của Mỹ vào năm 2017.

Thế nhưng, nhìn vào tiểu sử của các ứng cử viên, liệu đây có phải là tính toán sai lầm của Putin không?

Mối quan hệ của hai ông Obama-Putin trở nên tồi tệ từ năm 2009. Trước chuyến thăm Nga đầu tiên ở vị trí tổng thống, ông Obama nói với giới báo chí, rằng ông Putin "có một chân trong cách làm việc cũ kỹ”.

Đáp trả, tại cuộc họp có mặt Obama, ông Putin lúc đó là Thủ tướng Nga, diễn thuyết trước tất cả quan khách về cách mà Mỹ ngược đãi Nga.

Năm 2012, trong cuộc bầu cử tổng thống ở cả Nga và Mỹ, Washington đã không có hành động thiết thực nào để lập mối quan hệ cho tốt hơn, nhưng vẫn tìm cách để làm việc  với ông Putin.

Các quan chức Mỹ  xác định các vấn đề chủ chốt là cắt giảm vũ khí hạt nhân, phòng thủ tên lửa và mở rộng quan hệ kinh tế.

Tuy nhiên, vào tháng 8.2013, Nhà Trắng hủy cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai ông Obama-Putin vốn dự kiến diễn ra vào tháng 9, vì hai bên không đạt được tiến bộ nào trong các vấn đề mấu chốt trên.

Mối quan hệ càng lao dốc không phanh, sau khi Nga sáp nhập Crimea vào tháng 3.2014. Mối quan hệ Obama-Putin dường như không thể cứu vãn. 

Liệu Điện Kremlin đã đưa một cái nhìn khắt khe về những ứng viên đang chạy đua vào vị trí kế nhiệm ông Obama? 

Và trong tương lai ông Putin sẽ đối xử thế nào với tổng thống kế nhiệm Obama, khi mà nói đến chính sách đối ngoại, đặc biệt là khi nói đến Nga thì tất cả các ứng cử viên đều ủng hộ đường lối của ông Obama. 

Bà Hillary Clinton, tỏ thái độ hoàn toàn không ưa ông Putin. 

Trong bài phát biểu khởi động cuộc vận động tranh ngôi ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ  ngày 13.6, bà không đề cập nhiều về chính sách đối ngoại, nhưng vẫn xếp Nga, CHDCND Triều Tiên và Iran là “những mối đe dọa truyền thống”.

Về phía đảng Cộng hòa, cũng chẳng ứng viên nào dành thiện cảm cho tổng thống Nga, Trong chuyến đi châu Âu hồi tháng 6, ứng viên Jeb Bush nói ông Putin là "một kẻ bắt nạt" và nhà lãnh đạo Nga là "tham nhũng"

Viết trên trang Politico vào tháng 5, ứng viên Marco Rubio trích dẫn sự cần thiết phải "đẩy lùi Nga xâm lược", đề nghị biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn, và NATO nên rộng cửa chào đón Ukraine gia nhập. 

Một ứng viên khác của đảng Cộng hòa, Scott Walker cũng kêu gọi tăng thêm biện pháp trừng phạt để "đứng vững trước những mối đe dọa của Nga”.

Vì vậy, trừ khi những người quan sát của Kremlin tin rằng hai ứng viên Bernie Sanders hoặc Rand Paul sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2016, việc chờ đợi vị tổng thống kế tiếp giống như một trò cá cược, mà trong đó, nhiều tiên lượng là một ván cược xấu mà Putin đã làm trước đây - và đã thua.

Năm 2000, âm vang của chiến dịch quân sự của NATO chống lại Serbia dần lắng xuống, Phòng thủ tên lửa đã trở thành vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất trong các chương trình nghị sự giữa Mỹ và Nga. 

Các quan chức Mỹ đã phát triển một kế hoạch phòng thủ tên lửa, vi phạm những hạn chế nghiêm ngặt trong Hiệp ước cấm tên lửa đạn đạo (ABM) ký năm 1972. 

Họ tìm cách sửa đổi hiệp ước này, để phần nào giảm bớt những hạn chế. Họ lưu ý: tên lửa phòng thủ vẫn còn hạn chế, sẽ không gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với lực lượng tên lửa đạn đạo chiến lược của Nga. 

Tuy nhiên, các nhà đàm phán của Nga kiên quyết không chấp nhận bất kỳ sự thay đổi nào trong ABM. 

Hồi tháng 6. 2000, cựu tổng thống Bill Clinton đã tới Moscow, gặp Tổng thống Putin. Ông Clinton đã cố gắng thuyết phục ông Putin đồng ý một số sửa đổi của ABM. Nhưng ông Putin từ chối.

Liền sau đó, các quan chức Nga đưa ra thông điệp:  ông Putin sẽ chờ đợi và thỏa thuận với tổng thống Mỹ nhiệm kỳ sau.

Cựu tổng thống George W. Bush nhậm chức vào 1.2001. Mười một tháng sau đó, ông thông báo  rằng Mỹ sẽ rút khỏi ABM.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại