Sau khi chính quyền Viktor Yanukovych bị lật đổ, Crimea đã không công nhận chính quyền mới tại Kiev.
Sau đó, Crimea tự tổ chức trưng cầu dân ý để tách ra khỏi Ukraine rồi tiếp đến là xin sát nhập Nga.
Chính quyền Kiev coi việc Crimea tự trưng cầu dân ý là không hợp pháp nhưng Nga công nhận kết quả cuộc bầu cử này và từ đó đồng ý với nguyện vọng của người dân Crimea.
Từ vấn đề đó, hai bên căng thẳng vào kéo thế giới vào cuộc chiến tranh lạnh mới khi Mỹ ra mặt ủng hộ chính quyền Kiev.
Sáng kiến tuyệt vời giảng hòa Nga và phương Tây cho vấn đề Crimea của Cựu ngoại trưởng Kissinger rất đơn giản và dễ thực hiện: Đó là tổ chức lại cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea với sự giám sát của các quan sát viên quốc tế.
Cuộc bầu cử hồi tháng trước không có quan sát viên của nước ngoài nên Kiev và phương Tây cho rằng “cử tri đi bỏ phiếu dưới nòng súng” và “việc kiểm phiếu tiến hành không minh bạch”.
Nhưng nếu có một cuộc bỏ phiếu với sự tham gia của quan sát viên quốc tế, từ khâu bỏ phiếu đến giám sát thì kết quả, của nó sẽ khiến phương Tây (hay Nga) phải thừa nhận về nguyện vọng chính đáng của người dân Crimea.
Một khi Crimea đã về Nga danh chính ngôn thuận theo cách nhìn của Phương Tây thì Mỹ, NATO hay Kiev không còn phải thắc mắc về chuyện Nga đưa quân vào Ukraine nữa.
Chỉ khi đó thì căng thẳng giữa hai bên mới giảm xuống và bàn các vấn đề khác.
Cách đây 1 tháng, nhà ngoại giao kỳ cựu này đã lên tiếng đánh giá quan hệ căng thẳng như hiện giờ giữa Nga và phương Tây đang đẩy cao nguy cơ về "một cuộc chiến tranh lạnh".
"Nguy cơ này tồn tại và chúng ta không thể bỏ qua nó", Kissinger nhấn mạnh và cảnh báo rằng thế giới đang bước vào thảm kịch nếu không giảm nguy cơ từ Ukraine.
Nếu phương Tây chịu "trung thực", họ cần thừa nhận đã hành động "sai lầm", ông nói về hoạt động và chính sách của Mỹ và EU áp dụng trong cuộc xung đột Ukraine.
Châu Âu và Mỹ đã không hiểu được "ý nghĩa của sự kiện" khi tìm cách kéo Ukraine về phía mình với các cuộc đàm phán kinh tế Ukraine - EU cách đây 1 năm.
Điều đó đã châm ngòi các cuộc biểu tình tại Kiev năm ngoái. Ông tin rằng đáng ra những căng thẳng cần phải giải quyết ngay khi vấn đề phát sinh với sự hiện diện của cả Nga.
"Tôi không muốn nói rằng phản ứng của Nga là tương xứng nhưng Ukraine luôn luôn có một "ý nghĩa đặc biệt" đối với nước Nga", cựu Ngoại trưởng Mỹ cho biết và nói rằng việc phương Tây không hiểu điều đó là "một sai lầm chết người".
Ông Kissinger là một nhà ngoại giao người Mỹ gốc Đức và Đức gốc Do Thái, người giành giải Nobel Hòa bình năm 1973.
Ông từng giữ chức cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ và sau đó kiêm luôn chức thư kí liên bang (Secretary of State, hay là Bộ Trưởng Ngoại Giao) dưới thời tổng thống Richard Nixon.
Kissinger đóng một vai trò chen chốt trong chính sách đối ngoại của Mỹ giai đoạn 1969 - 1970.
Trong suốt thời gian này, ông mở ra chính sách détente giúp giải tỏa bớt mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô.