Tư lệnh Bắc Cực của Nga được thành lập dựa trên một số đơn vị quân tách ra từ quân khu miền Tây và Hạm đội phương Bắc.
Quân khu miền Tây sẽ góp một lữ đoàn gồm một trung đoàn độc lập và một đại đội bắn tỉa. Còn hạm đội phương Bắc sẽ đóng góp các tàu hậu cần để tư lệnh Bắc cực hoạt động.
Nga gồm 4 quân khu (trung tâm, miền tây, miền nam và Viễn Đông) và 4 hạm đội (Thái Bình Dương, Biển đen, Baltic và Phương Bắc).
Khu vực hạm đội phương Bắc quản lý là Bắc Băng Dương nhưng như vậy có vẻ địa bàn này quá rộng.
Trong khi trụ sở hạm đội đống ở thành phố Murmansk gần Phần Lan thì phần Bắc Băng Dương ở miền Đông nước Nga ít được quản lý, đặc biệt là các đảo.
Chính vì vậy, tư lệnh Bắc cực được thành lập nhằm để quản lý các vùng “bỏ trống” trong đó có những vùng chiến lược như Novaya Zemlya, quần đảo New Siberian, Franz Josef Land và đảo Wrangel.
Tư lệnh Bắc cực sẽ không chịu quản lý của bất kỳ quân khu hay hạm đội nào mà chịu lệnh điều khiến trực tiếp từ chính quyền liên bang.
Trong những ngày qua, quân đội Nga ráo riết tập trận ở vùng Bắc Băng Dương như cách để chuẩn bị cho sự ra đời của tư lệnh Bắc cực.
Trong tháng 11, ba tàu ngầm "Vladimir Monomakh", "Yury Dolgoruky" và "Tula" đã tiến hành tập trận bắn tên lửa tại vòng biển phía Bắc và được đánh giá là có kết quả hoàn hảo.
Tư lệnh không quân Nga cũng tiến hành việc điều máy bay Su-34 lần đầu chinh phục điểm cao nhất của Bắc Cực sau 2 lần tiếp nhiên liệu trên không.
Một số chuyên gia cho rằng sau một thời gian thì tư lệnh Bắc cực có thể phát triển thành một quân khu với đủ hải, lục và không quân để canh giữ vùng Bắc Viễn Đông và phần biển Bắc Cực.
Điều này gây lo lắng đặc biệt cho Mỹ và Canada, những nước cũng tuyên bố có quyền lợi tại Bắc Cực. Cả Canada và Mỹ nhiều lần tiếng e ngại về việc nước Nga dưới thời ông Putin mở lại các căn cứ quân sự tại các đảo trên Bắc Cực.
Trong khi đó, Nga cho rằng điều này là hoạt động quân sự bình thường trên lãnh thổ của Nga.