Nhận Crimea, Nga sẽ phải bỏ ra một số tiền cực khủng

Hồng Anh |

(Soha.vn) - Các chuyên gia cùng chung nhận định rằng, việc sát nhập Crimea vào Nga sẽ khiến Nga phải trả giá không hề rẻ.

Theo truyền hình Nga, nhiều ý kiến từ nước này đang thể hiện sự ủng hộ đối với việc Crimea sát nhập vào Nga và tỏ ra rất hào phóng, sẵn sàng mở hầu bao trợ giúp vùng lãnh thổ này sau khi sát nhập. Ví dụ, Moscow đã tuyên bố sẽ cấp cho mỗi cựu binh Thế chiến thứ Hai tại Crimea 5.000 rúp. Tuy nhiên, tờ Le Firgaro nghi ngờ không biết sự nhiệt tình này sẽ kéo dài được tới bao giờ, khi mà nền tảng kinh tế, xã hội tại Crimea còn yếu kém.

Tờ này phân tích, Nga sẽ phải trả chi trả một khoản lương hưu đáng kể khi mà tỉ lệ những người về hưu tại Crimea cao hơn 17 điểm so với Nga, còn tiền lương của họ đang ở hạng thấp nhất (trung bình là 250 euro), thấp hơn cả nước cộng hoà nghèo Daguestan. Tình trạng di dân ồ ạt từ Crimea đến lãnh thổ Nga hiện tại là điều không thể tránh khỏi.

Nga cũng sẽ phải bỏ tiền xây dựng lại cơ sở hạ tầng ở Crimea. Trong khi đó, Nga sẽ phải chọn đường biển để xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt, thay vì đi qua ngả Ukraine như hiện nay và việc này sẽ tốn kém hơn rất nhiều.

Tờ Le Firgaro cho hay, theo ước tính của các chuyên gia, riêng về kinh tế, Nga sẽ tốn kém tới gần 20 tỉ euro trong trung hạn, nếu Crimea sát nhập vào Nga. Tờ này đặt câu hỏi, không biết Nga có thể gánh vác thế nào trong thời điểm tình hình kinh tế Nga cũng đang không mấy tốt đẹp, ngân khó khăn, căng thẳng chính trị cực độ khiến Ngân hàng Trung ương Nga lại phải chi hàng tỷ USD để trợ giá đồng rúp.

Trước động thái của các quốc gia phản đối Nga can thiệp vào Ukraine, báo kinh tế Pháp Les Echos thậm chí đã cảnh báo rằng, nếu quyết tâm nhận Crimea, Nga sẽ phải chấp nhận những sự mất mát lớn về cả chính trị và kinh tế.

Le Figaro dẫn lời ông Alexei Portanski, giáo sư kinh tế ở Moscow cho hay: "Người ta khó có thể nghĩ chính phủ Nga sẽ đi đến cùng. Đây là điều khó tưởng tượng được".Mỹ và nhiều nước đồng minh đang liên tục đưa ra những lời đe doạ trừng phạt đối với Nga. Trong khi đó, Đức, từng chủ trương "đối thoại" cũng đã bắt đầu thay đổi quan điểm. Trước Quốc hội Đức ngày 13/3, Thủ tướng Angela Merkel đã nhắc tới việc trừng phạt kinh tế đối với Nga.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại