Năm 1881, Quốc hội Pháp đã cho ra đời một điều luật hà khắc, trong đó quy định rõ: “Bất kì điều gì bị đánh giá là xúc phạm đến người đứng đầu nhà nước đều bị trừng trị trước ”. Điều luật đó đã tồn tại 130 năm và áp dụng triệt để ở mọi trường hợp.
Một ví dụ điển hình trong việc thực hiện điều luật này là vào năm 2008, cựu Tổng thống Sarkozy nổi tiếng là cực kì bảo thủ, đã trở thành chủ đề của rất nhiều câu chuyện cười trong văn phòng suốt năm năm cầm quyền. Nhưng khi một người biểu tình viết lên một tấm biển dòng chữ “Get Lost Jerk” (Biến đi Jerk) tại cuộc họp Sarkozy trong miền tây nước Pháp, ngay lập tức ông nhận được một tiền án hình sự và bị phạt 25 triệu bảng Anh.
Tuy nhiên, mới đây, do có sự can thiệp mạnh mẽ của Tòa án nhân quyền Châu Âu (ECHR) cầm quyền từ tháng ba, Quốc hội Pháp đã phải chính thức bác bỏ điều luật đã tồn tại 130 năm trên đất nước này. Như vậy, các hành vi như phỉ báng, thô lỗ thậm chí là chỉ trích Tổng thống sẽ không bị coi là hành vi phạm tội. Mà thay vào đó, người dân có thể tự do lên tiếng và bảo vệ ý kiến của mình.
Tòa án Nhân quyền châu Âu (ECHR) đã cho rằng hành vi phạt người biểu tình vì viết dòng chữ “Biến đi Jerk” là vi phạm nghiêm trọng nhân quyền của con người, đồng thời vi phạm trầm trọng đến quyền tự do ngôn luận trong xã hội. ECHR cũng thừa nhận rằng xúc phạm sẽ tạo thành phê bình có tính chất chính trị mà tự do ngôn luận là vấn đề quan trọng nhất cần được bảo vệ.
Hiện tại, Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng thường xuyên bị chế nhạo và bôi nhọ, họ gọi ông bằng biệt danh “Flanby” và vẽ những hình ảnh mập ú có ý mỉa mai ngoại hình ông. Nhiều cuộc thăm dò nhân dân đã cho thấy Hollande là Tổng thống không được lòng dân nhất trong lịch sử, Tổng thống Sarkozy đứng thứ hai.