Đỉnh điểm căng thẳng Hồng Kông, cảnh sát cho sinh viên ăn hơi cay

Theo tờ Thời báo Phố Wall (WSJ), cả đêm ngày 26, rạng sáng ngày 27/9, đã xảy ra các cuộc đụng độ giữa sinh viên Hồng Kông đang biểu tình phản đối Trung Quốc và cảnh sát.

WSJ đưa tin, khoảng 22h30 ngày 26/9, giờ địa phương, khoảng 150 người biểu tình đã trèo qua hàng rào của Quảng trường Civic nằm ở trung tâm Hồng Kông để vào một khu vực thuộc trụ sở chính quyền. Cảnh sát đã bắt giữ hàng chục sinh viên và sử dụng hơi cay để đẩy lùi những người biểu tình.

Cảnh sát dùng hơi cay chặn người biểu tình.

Hàng ngàn người khác theo dõi cuộc biểu tình và hô hào cảnh sát không được làm những sinh viên này bị thương. Cảnh sát sau đó đã phải dựng rào chắn xung quanh khu vực để ngăn những người biểu tình.

Cuộc đối đầu tiếp diễn tới tận đầu giờ sáng ngày 27/9 và đến 2 giờ chiều cùng ngày, cảnh sát mới dẹp được người biểu tình tại Quảng trường Civic.

Một người biểu tình đang đụng độ với cảnh sát.

Sáng ngày 27/9, cảnh sát tuyên bố đã bắt giữ 13 người, trong đó có 12 người đàn ông và một phụ nữ, tuổi từ 16 đến 35, vì đã tấn công cảnh sát, gây mất trật tự, đột nhập vào trụ sở chính phủ.

Đến chiều cùng ngày, có thêm 61 người bị bắt,tuổi từ 17 đến 58, vì đã đột nhập vào trụ sở chính phủ. Một người bị bắt vì sở hữu vũ khí khi tham gia biểu tình, trong đó có thủ lĩnh sinh viên 17 tuổi Joshua Wong. Bị còng tay lôi đi, cậu thiếu niên mảnh khảnh, đeo kính gọng đen vẫn hô to: “Tôi không muốn cuộc tranh đấu để lại cho thế hệ sau. Đây là trách nhiệm của chúng ta”.

Tương lai u ám, dân Hồng Kông tính bỏ của chạy lấy người Tương lai u ám, dân Hồng Kông tính "bỏ của chạy lấy người"

Hơn 1/5 người dân Hồng Kông đang xem xét rời khỏi đặc khu do lo ngại về tương lai chính trị mờ mịt.

Chính quyền Hồng Kông cho biết, những người biểu tình đã gây thương tích cho nhiều nhân viên cảnh sát khi đột nhập vào Quảng trường Civic. Theo một quan chức, khoảng 10 nhân viên an ninh, 5 nhân viên cảnh sát và một nhân viên chính phủ đã bị thương.

Hiện vẫn còn hàng trăm sinh viên và nhiều người biểu tình khác đang tụ tập trên con đường bên ngoài trụ sở chính phủ. Nhiều người Hồng Kông cũng tới các địa điểm biểu tình để ủng hộ các sinh viên.

Tờ Văn Hối thân Bắc Kinh hôm 25/9 đăng cả trang báo về Wong, cáo buộc cậu kết thân với các lực lượng ở Mỹ - điều mà Wong phủ nhận.

Cuộc chiến lần này, với Wong, là được ăn cả ngã về không. Trước khi bị bắt, cậu nói với đài CNN: “Tôi đã sẵn sàng tâm lý ra tòa hay ngồi tù. Luôn cần một nhóm nhỏ tiên phong để thay đổi xã hội. Nếu không ai chịu nỗ lực, xã hội sẽ mãi như vậy” - Wong nói.

Không chỉ Wong, một thủ lĩnh sinh viên khác tên Lester Shum cùng Chủ tịch Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông Alex Chow đã bám trụ bên trong tòa nhà chính quyền đặc khu đêm 26/9 cùng khoảng 30 người biểu tình cho đến khi bị cảnh sát kéo đi.

Chủ tịch Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông Alex Chow bị cảnh sát đưa đi ngày 27-9Ảnh: REUTERS

Chủ tịch Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông Alex Chow bị cảnh sát đưa đi ngày 27/9. Ảnh: REUTERS.

Theo đài CNN, mục tiêu của giới trẻ Hồng Kông tham gia biểu tình rất rõ ràng: “Một người, một phiếu bầu, đồng thời được tự chọn ứng viên mà không phụ thuộc vào Bắc Kinh”. Cô bé 16 tuổi Phoebe Leung cứng cỏi: “Tương lai Hồng Kông thuộc về chúng em. Em không thể thay đổi Hồng Kông nhưng tất cả bọn em ở đây có thể biến đổi tương lai Hồng Kông”.

Sự quyết liệt của sinh viên khiến những nhà hoạt động “tiền bối” như phong trào "Chiếm Trung Hoàn" phải thán phục. “Họ đã nếm vị thành công trong chiến dịch phản đối chương trình giáo dục yêu nước nên cũng nắm được bí quyết đấu tranh, từ tổ chức tuần hành, huy động đám đông biểu tình đến đặt vấn đề với giới lãnh đạo. Họ hiểu biết và dũng cảm hơn những người đi trước nhiều” - nhà hoạt động Kong Tsung-Gan, thuộc phong trào Chiếm lĩnh trung tâm - nhận xét với trang Asian Correspondent.

Một người biểu tình bị ngã trong cuộc đụng độ với cảnh sát.

Đúng vào ngày khoảng 13.000 sinh viên Hồng Kông tuần hành (23/9) để khởi động cuộc bãi khóa kéo dài 1 tuần, Bắc Kinh tiếp đón một đoàn gồm 70 người giàu nhất hòn đảo.

Trang tin Asia Sentinel (Hồng Kông) gay gắt: “Giới siêu giàu đang khấu đầu (kowtow) trước chính quyền trung ương để bảo vệ tài sản”. Theo trang này, dẫn đầu đoàn là cựu đặc khu trưởng Tung Chee-hwa (Đổng Kiến Hoa), người mất chức ở giữa nhiệm kỳ thứ hai (năm 2005). Những gương mặt nổi bật trong đoàn đều là con cái, thậm chí là cháu, của những nhà tài phiệt lừng lẫy.

Bức tranh tương phản này phần nào khắc họa mối liên kết chặt chẽ giữa tầng lớp siêu giàu Hồng Kông và Bắc Kinh. Việc Bắc Kinh tăng cường can thiệp cũng ít nhiều cho thấy sự nhạt nhòa của đặc khu trưởng Lương Chấn Anh nói riêng và chính quyền Hồng Kông nói chung.

Giáo sư luật ĐH Hồng Kông Đới Diệu Đình là một trong những người khởi xướng cuộc vận động Chiếm Trung Hoàn. Cuộc biểu tình thuộc vận động này sẽ trở lại vào ngày Quốc Khánh Trung Quốc, 1/10 tới đây.

Giáo sư luật ĐH Hồng Kông Đới Diệu Đình là một trong những người khởi xướng cuộc vận động "Chiếm Trung Hoàn". Cuộc biểu tình thuộc vận động này sẽ trở lại vào ngày Quốc Khánh Trung Quốc, 1/10 tới đây.

Ông Lương không đáp lại tối hậu thư yêu cầu đối thoại của giới sinh viên và tình hình có thể khó khăn hơn với ông khi vào ngày 1/10 - ngày Quốc khánh Trung Quốc, đến lượt phong trào "Chiếm Trung Hoàn" biểu tình tại khu tài chính của Hồng Kông.

WSJ dẫn lời Alex, một người làm việc trong lĩnh vực tài chính, cho biết: “Các sinh viên đang chiến đấu cho những điều mà họ tin tưởng. Chúng ta không nên để cho họ cảm thấy đơn độc”.

Dân chủ Hồng Kông đi về đâu khi Bắc Kinh hạn chế bầu cử? Dân chủ Hồng Kông đi về đâu khi Bắc Kinh "hạn chế bầu cử"?

Sự kiểm soát của Bắc Kinh đối việc bầu cử lãnh đạo Hồng Kông năm 2017 làm dấy lên tâm lý giận dữ từ những người vốn hy vọng sẽ được quyền bầu chọn thực sự.

Hôm 22/9, sinh viên tại Hồng Kông đã bắt đầu bãi khóa để phản đối Trung Quốc. Trong 4 ngày đầu tiên, chỉ có sinh viên đại học, nhưng đến ngày 26/9, nhiều học sinh trung học cũng đã cùng tham gia.

Nguyên nhân biểu tình xuất phát từ việc Trung Quốc đã không thực hiện lời hứa để người dân Hồng Kông tham gia trực tiếp bầu trưởng đặc khu vào năm 2017. Hồi tháng 8, Bắc Kinh thông báo các cử tri sẽ phải lựa chọn từ danh sách 2 đến 3 ứng cử viên do ủy ban đề cử (được cho là bị Bắc Kinh kiếm soát) đề ra

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại