Trung Quốc chưa "dám" tham gia chống IS vì năng lực hạn chế?

Các phân tích cho hay có thể khả năng quân sự hạn chế chính là một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc ngần ngại không tham gia vào liên minh quân sự chống IS do Mỹ đứng đầu.

Theo phân tích của báo Christian Science Monitor, Trung Quốc (TQ) ngày 27/9, người ta có thể kỳ vọng Bắc Kinh sẽ đầu tư mạnh vào liên minh quốc tế chống quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria, nhưng TQ lại ngần ngại tham gia, vì khả năng quân sự hạn chế ở Trung Đông và không tin những nhận định của Mỹ.

Có nhiều lý do để TQ tham gia liên minh quốc tế: nền kinh tế khổng lồ châu Á này lệ thuộc một nửa nguồn năng lượng nhập khẩu từ Trung Đông.

TQ hiện nhập nhiều dầu từ khu vực trên hơn cả Mỹ và TQ là nhà đầu tư lớn nhất vào công nghiệp dầu mỏ Iraq.

Và khi chính quyền TQ tăng cường trấn áp các vụ bạo lực do những người Hồi giáo đòi ly khai ở vùng Tân Cương (tây TQ), lãnh đạo IS lại khoe có các tay súng TQ tham gia thánh chiến Jihad để lập Nhà nước Hồi giáo của IS.

Nhưng sự đóng góp của TQ vào các cuộc không kích các mục tiêu IS ở Iraq và Syria chỉ là chút đề nghị “chia sẻ tin tình báo và huấn luyện nhân sự” của Ngoại trưởng TQ Vương Nghị.

Trung Quốc sẽ ngó lơ ISIS vì sợ bị vạ lây? Trung Quốc sẽ "ngó lơ" ISIS vì sợ bị vạ lây?

Chuyên gia kinh tế Mei Xinyu nhận định Trung Quốc không nên cùng cộng đồng quốc tế chiến đấu trực tiếp chống lại ISIS, lực lượng cực đoan đang khiến Mỹ đau đầu tìm cách tiêu diệt.

Bắc Kinh miễn cưỡng tham gia mạnh vào liên minh vì nhiều lý do, theo các nhà phân tích, từ việc không tin Mỹ cho đến nỗi sợ bị sa lầy vào “chảo lửa” Trung Đông.

Họ cũng thất vọng với việc phương Tây nghi ngờ chính sách cứng rắn của Bắc Kinh để đối phó tình trạng bạo lực sắc tộc trong cộng đồng Duy Ngô Nhĩ (theo đạo Hồi dòng Sunni, nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ) ở Tân Cương.

Và TQ luôn nói chỉ có Liên hiệp Quốc (LHQ) mới có quyền cho phép hành động quân sự trên lãnh thổ một nước khác.

Trong tuần qua, lần đầu tiên Tân Hoa Xã kết nối các “tay khủng bố” ở Tân Cương với IS. Hoàn cầu thời báo (phụ trang của Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản TQ) dẫn lời một “nhân viên chống khủng bố” TQ được giấu tên:

“Bọn khủng bố Duy Ngô Nhĩ muốn mở rộng sự kết nối với các tổ chức khủng bố quốc tế, thông qua chiến đấu thật để giành sự ủng hộ cho hoạt động khủng bố ngày càng tăng ở TQ”.

Hồi tháng 7, kẻ tự xưng là “giáo chủ” IS là Abu Bakr al-Baghdadi tuyên bố: IS có nhiều người TQ và buộc tội chính quyền TQ “tra tấn dã man và hủy diệt dần dần cộng đồng Hồi giáo ở Đông Turkistan”, tên quốc gia mà phe đòi ly khai khỏi TQ muốn đặt cho vùng Tân Cương.

Trong 18 tháng qua, đã có hơn 300 người chết vì những vụ bạo lực gia tăng ở Tân Cương và khủng bố Duy Ngô Nhĩ đã giết 31 người trong một vụ tấn công bằng dao hồi tháng 3, tại một nhà ga xe lửa ở Côn Minh (đông nam TQ).

Bắc Kinh quy trách nhiệm những vụ bạo lực này cho Phong trào Đông Kurdistan (ETIM) Quốc nghị Duy Ngô Nhĩ thế giới (WUC).

Các cán bộ TQ cũng nổi nóng vì các chính phủ phương Tây không “chia sẻ” với quan điểm trên. Vì Bộ Ngoại giao Mỹ xóa ETIM khỏi danh sách các tổ chức khủng bố quốc tế, dù có sự nghi ngờ về vai trò của ETIM.

Còn WUC là một tổ chức Duy Ngô Nhĩ lưu vong dưới mắt TQ, nhưng lại được xem là một nhóm hòa bình thúc đẩy nền độc lập cho người Duy Ngô Nhĩ.

Bắc Kinh nhận định sự khoan dung ấy là không phù hợp: “Cuộc chiến chống khủng bố không nên có tiêu chuẩn kép. Nó phải tôn trọng quyền lợi và kỳ vọng của tất cả các nước liên quan”, theo lời ông Li Shaoxian, phó chủ nhiệm Viện TQ vì quan hệ đối ngoại hiện đại, một tổ chức tư vấn có quan hệ với lực lượng an ninh TQ.

Mỹ đề nghị Trung Quốc giúp sức để chống IS Mỹ đề nghị Trung Quốc giúp sức để chống IS

Báo Mỹ Wall Street Journal dẫn nguồn tin từ một quan chức cấp cao Mỹ cho biết Mỹ đã đề nghị Trung Quốc ủng hộ các nỗ lực thành lập liên minh đối phó với IS.

Cùng lúc, Bắc Kinh ngày càng nghi ngờ Mỹ và đồng minh đang muốn kềm cương TQ và xem thường đảng Cộng sản TQ, theo gợi ý của nhà bình luận chính trị độc lập Zhao Chu.

Ông Zhao nói: sự lưỡng lự tham gia liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu “rõ ràng là một biểu tượng của sự nghi ngờ về những ý định của Mỹ”.

Trong một bài đăng blog mới đây, ông Zhao nhận định: Bắc Kinh nên giữ một vai trò tích cực hơn, để đề cao “sự quan ngại của mình với tư pháp và trị an quốc tế”, cũng như tạo điều kiện cho quân đội TQ có cơ hội chiến đấu bên cạnh quân Mỹ để học tập kinh nghiệm.

Như một dấu hiệu chính quyền không đồng ý với những suy nghĩ này, hai trang blog của Zhao đã bị buộc phải đóng, chỉ vài ngày sau ông nêu ý tưởng “học tập quân đội Mỹ” trên.

Các cán bộ TQ cũng chỉ ra rằng về thực tế: TQ chẳng thể làm gì nhiều để giúp đánh IS, vì “khả năng quốc tế của chúng tôi có hạn”, theo lời cựu đại sứ TQ tại Iran, ông Hua Liming.

Ngày 24/9, TQ cùng 11 thành viên Hội đồng bảo an LHQ nhất trí bỏ phiếu thuận một nghị quyết, kêu gọi các chính phủ “trấn áp sự tuyển quân, tổ chức, vận chuyển, trang bị và hỗ trợ tài chính cho các tay súng khủng bố người nước ngoài”.

Nhưng chiến đấu cơ TQ không thể xuất kích đánh IS vì họ không có căn cứ trong hoặc gần Trung Đông, cũng như chưa có hàng không mẫu hạm hoạt động trơn tru. Càng không thể nghĩ chuyện TQ đưa quân bộ binh đến giúp quân đội Iraq chống IS.

Những triển vọng ấy “quá xa so với trí tưởng tượng”, theo lời cựu đại sứ Hua, vì TQ chưa bao giờ đưa quân đến Trung Đông, và vì ngay cả Mỹ cũng bác khả năng tung bộ binh vào cuộc nội chiến ở Syria và Iraq.

Mãi đến tuần này, Bắc Kinh mới tuyên bố sẽ cử một tiểu đoàn sẵn sàng chiến đấu 700 quân để tăng cường cho lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ ở Nam Sudan.

TQ chỉ mua 5% dầu nhập khẩu từ Nam Sudan và các nhà ngoại giao TQ đang nỗ lực thương lượng để đem lại hòa bình cho quốc gia non trẻ này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại