Đài Loan cự tuyệt đề nghị 'chung số phận với Hồng Kông'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 26/9 đã khơi lại ý tưởng Đài Loan và Trung Quốc thống nhất theo công thức “1 nước 2 chế độ”.

“Tái thống nhất một cách hòa bình và 1 quốc gia, 2 chế độ là nguyên tắc chỉ dẫn của chúng ta trong giải quyết vấn đề Đài Loan” và là “cách tốt nhất để hiện thực hóa tái thống nhất dân tộc” - ông Tập Cận Bình cho biết trong cuộc gặp với phái đoàn của ông Úc Mộ Minh - chủ tịch Tân Đảng, vốn ủng hộ tái thống nhất.

Đài Loan từ chối hợp sức với TQ trong tranh chấp lãnh thổ Đài Loan từ chối hợp sức với TQ trong tranh chấp lãnh thổ

Bộ Ngoại giao Đài Loan cho biết ưu tiên trong chính sách của hòn đảo này là gác lại các vấn đề về chủ quyền và khai thác chung tài nguyên tại các vùng biển tranh chấp.

Ông Tập Cận Bình cho rằng khi áp dụng “công thức” sẽ “xem xét kỹ lưỡng tình hình thực tế ở Đài Loan và lắng nghe các ý kiến, gợi ý từ cả hai bờ eo biển”.

Xi Jinping, right, meets Yok Mu-ming at the Great Hall of the People in Beijing, Sept. 26. (Photo/Chen Po-ting)

Chủ tịch Tập Cận Bình gặp gỡ phái đoàn do chủ tịch Tân Đảng của Đài Loan Úc Mộ Minh dẫn đầu ngày 26-9. Ảnh: WCT

Đây được cho là lần đầu tiên ông Tập Cận Bình công khai đề xuất công thức “1 nước 2 chế độ” đối với Đài Loan kể từ khi ông lên nắm quyền năm 2012.

Bắc Kinh đã áp dụng “công thức” trên với Hồng Kông và đây cũng là điều Trung Quốc muốn thực hiện kể từ khi lãnh đạo Đặng Tiểu Bình lần đầu đưa ra ý tưởng vào những năm 1980. Tuy nhiên, phần lớn người dân Đài Loan không ủng hộ ý tưởng tái thống nhất với Trung Quốc hay "1 nước 2 chế độ".

Bà Mã Vĩ Quốc, phát ngôn viên của Đài Loan khẳng định chính quyền và nhân dân Đài Loan không chấp nhận quy chế này.

Bà Mã Vĩ Quốc

Bà Mã Vĩ Quốc

Bà Mã Vĩ Quốc cho biết: "Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan coi đây là tên chính thức) là một quốc gia độc lập có chủ quyền đã tồn tại 103 năm". Đồng thời, bà cho biết chính quyền Đài Loan ủng hộ việc duy trì nguyên trạng "không thống nhất, không tuyên bố độc lập và không sử dụng vũ lực trong khuôn khổ của hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc", tiếp tục thúc đẩy phát triển hòa bình giữa 2 eo biển Đài Loan dựa trên sự đồng thuận năm 1992.

Sự đồng thuận, theo cách hiểu của Đài Loan, là chỉ có một Trung Quốc ở cả hai bên eo biển Đài Loan nhưng không nói rõ đó là Trung Quốc nào. Nhưng đồng thời, Đài Loan không chấp nhận các luận điệu về "một quốc gia, hai chế độ" mà Bắc Kinh đưa ra vì bà Mã Vĩ Quốc cho rằng nó đã bị ông Mã Anh Cửu bác bỏ nhiều lần trong quá khứ.

Trung Quốc yêu cầu Đài Loan thống nhất quan điểm chủ quyền Trung Quốc yêu cầu Đài Loan thống nhất quan điểm chủ quyền

Chủ tịch Trung Quốc khẳng định với đại sứ cấp cao Đài Loan rằng một giải pháp chính trị nhằm chấm dứt tình trạng phân chia chủ quyền không thể tiếp tục bị trì hoãn.

Năm 2005, ông Mã Anh Cửu cũng từng phát biểu "chúng tôi sẽ không chấp nhận quy chế "1 nhà nước, 2 chế độ" của Trung Quốc đại lục". Vào tháng 3/2006, ông đã nhắc lại sự phản đối của mình về quy chế này trong một chuyến thăm Mỹ.

Vào tháng 4/2010, ông Mã nói với CNN ông không nghĩ rằng công thức mà Trung Quốc đã áp dụng ở Hồng Kông, sẽ tốt cho Đài Loan vì sự khác biệt giữa hai nơi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại