"Chúng ta đã đầu hàng trong cuộc chiến Nga - Ukraine"

Đó là tuyên bố của Oleg Tyagnybok, nữ thủ lĩnh đảng Tự do theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine, sau khi quốc hội thông qua luật trao quyền tự trị cho phe đòi ly khai ở miền đông.

Tối 16/9, Quốc hội Ukraine thông qua luật này do Tổng thống Petro Poroshenko trình, cho phép 2 vùng ly khai Donetsk và Luhansk được quyền tự trị trong vòng 3 năm.

Quân ly khai thắng trận

Quân ly khai thắng trận

Người dân ở 2 vùng này sẽ được sử dụng tiếng Nga ở các cơ quan nhà nước, được quyền tự trị sau khi tổ chức bầu cử địa phương vào ngày 7/12 tới. Họ được bầu quan tòa riêng, lập viện kiểm sát riêng lực lượng cảnh sát riêng.

Luật cũng cho phép Donetsk và Luhansk “tăng cường quan hệ láng giềng” với các địa phương ở Nga.

Chính quyền Kiev cũng cam kết xây dựng lại các cơ sở hạ tầng đã bị chiến tranh tàn phá và hỗ trợ kinh tế ở những vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Quốc hội nước này có 450 ghế, 277 nghị sĩ thân ông Poroshenko đã bỏ phiếu thông qua.

Quốc hội cũng đã phê chuẩn luật ân xá cho các tay súng đòi ly khai ở Donetsk và Luhansk. Hai luật này cần có chữ ký thông qua của ông Poroshenko.

Văn phòng Tổng thống Poroshenko khẳng định luật trên sẽ mở đường cho quá trình chia sẻ quyền lực cho các vùng miền đông, trong khi vẫn đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập của đất nước Ukraine.

Luật quyền tự trị là sự hợp thức hóa cuộc chuyển nhượng quyền lực cho phe đòi ly khai, sau khi quân đội Ukraine đánh thua phe này trong tháng 8 và 9, buộc ông Poroshenko phải tìm kiếm giải pháp hòa bình.

Chỉ vài tuần trước, quân Kiev đang thắng thế và tuyên bố sắp thắng “chiến dịch chống khủng bố” thì tình hình lại đảo chiều, mà Ukraine và NATO tuyên bố các thắng lợi quân sự của phe đòi ly khai là nhờ có Nga cung cấp vũ khí và quân Nga.

Một sĩ quan NATO nói hôm 16/9, rằng Nga vẫn có khoảng 1.000 quân chuyên nghiệp sẵn sàng chiến đấu trong lãnh thổ Ukraine.

Nga luôn phủ nhận cáo buộc trên.

Các đối thủ chính trị của ông Poroshenko chỉ trích luật quyền tự trị là đầu hàng Nga, khi nhường quyền kiểm soát miền đông cho phe ly khai.

Các thủ lĩnh ly khai nói họ vẫn yêu cầu hoàn toàn độc lập, nhưng không lên án luật trên, điều này có nghĩa cuộc nội chiến sẽ còn kéo dài.

Chiến sự vẫn có thể kéo dài 

Andrei Purgin, một thủ lĩnh ly khai ở Donetsk nói sẽ nghiên cứu luật kỹ để có thể bàn luận với chính phủ Ukraine về các vấn đề an ninh, văn hóa xã hội và kinh tế.

Ông ta bảo “Số nước thật sự độc lập chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay” và “Ukraine quá tự do thông qua bất kỳ luật nào họ muốn”. Ông ta nói sẽ giới thiệu một “luật quyền tự trị đầy đủ hơn”.

Luật quyền tự trị hạn chế quyền của phe ly khai về các vấn đề do chính quyền thành phố hoặc quận huyện xử lý, nhưng chưa thể rõ làm sao Kiev có thể hạn chế quyền về các vấn đề khác, như hoạt động ngoại thương trên vùng đất mà họ không thể quản lý.

Thỏa thuận ngưng bắn ngày 5/9 giao việc cho quốc tế giám sát vùng biên giới giáp Nga, nhưng quân ly khai đang kiểm soát vùng này. Tuần rồi, họ nhận hàng viện trợ nhân đạo hơn 200 xe của Nga nhưng các quan chức Ukraine không thể kiểm soát.

Quốc hội Ukraine và Nghị viện châu Âu cùng phê chuẩn thỏa thuận hợp tác với Ukraine và Liên minh châu Âu (EU). Nhiều nghị sĩ đã đồng loạt đứng lên hát quốc ca và hô “Ukraine vinh quang!”, sau thỏa thuận với EU có 335 phiếu thuận trong 450 nghị sĩ.

Tổng thống Poroshenko cho biết đây là bước đầu tiên để Ukraine chính thức gia nhập EU: “Chưa có nước nào phải trả giá cao cho việc này như Ukraine. Sau những gì xảy ra, ai có thể sập cửa với Ukraine?”.

Dù vậy, EU và Ukraine đã nhượng bộ Nga khi đồng ý hoãn thực hiện thỏa thuận tự do thương mại cho đến cuối năm 2015, vì muốn tránh một cuộc chiến thương mại với Nga, theo Wall Street Journal.

Theo thỏa thuận này, Ukraine sẽ được hưởng quy chế ưu đãi tại thị trường EU cho đến ngày 1/1/2016.

Nhưng hàng hóa EU sẽ không được hưởng các khoản giảm thuế tại thị trường Ukraine. Trước đó Nga khẳng định nền kinh tế nước này sẽ bị tổn thương nếu hàng hóa miễn thuế của EU đi vào Nga qua Ukraine.

Nga không có ý kiến bình luận sau các quyết định của quốc hội Ukraine. Tổng thống Ukraine thân Nga Viktor Yanukovych từng bị phong trào Maidan phản đối nhiều tháng khiến hàng chục người chết, rồi ông bị lật đổ hồi tháng 2, do ông bác thỏa thuận với EU hồi mùa thu năm ngoái, khi ông chịu sức ép của Nga.

Việc nhượng bộ trước sức ép của Nga, cùng việc phe ly khai đòi độc lập, là những diễn tiến minh họa sự yếu thế của Kiev, gần 1 năm sau khi Nga bắt đầu thực hiện mục tiêu giữ Ukraine không ngả về tây.

Nga đã sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 3, sau đó 6 tháng đánh nhau giữa quân Ukraine và phe đòi ly khai ở miền đông đã khiến ít nhất 3.900 người chết và kinh tế nước này tan hoang.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại