Quên Quân đội Mỹ đi, chiếc tiêm kích tàng hình có phi công ảo đầu tiên đang "ở bên kia chiến tuyến"?

Quế Mai |

Nhận định này được nhà báo chuyên về Trí thông minh nhân tạo (AI) Sascha Brodsky đưa ra trong bài viết trên trang tin Popular Mechanics.

Cụ thể trong bài viết, ông Sascha Brodsky đã dẫn 1 tuyên bố gần đây của Tập đoàn Rostec (Nga) cho biết hệ thống thông tin liên lạc trên tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Su-57 (định danh NATO là Felon) do họ sản xuất sẽ được bổ sung AI.

Theo Rostec, AI "được thiết kế cho tiêm kích thế hệ 5" này có thể "cải thiện chất lượng truyền thông tin giữa máy bay và các tổ hợp mặt đất".

Su-57 là tiêm kích tàng hình đa năng 2 động cơ do Sukhoi phát triển và được Không quân Vũ trụ Nga (VKS) đưa vào trang bị năm 2020. Tiêm kích này dự định sẽ thay thế cho những chiếc MiG-29 và Su-27.

Quên Quân đội Mỹ đi, chiếc tiêm kích tàng hình có phi công ảo đầu tiên đang ở bên kia chiến tuyến? - Ảnh 2.

Su-57 "Felon" của Nga có thể là tiêm kích tàng hình thế hệ 5 đầu tiên bay bằng "phi công ảo".

Ngoài ra tập đoàn sản xuất vũ khí Nga cũng lưu ý thêm rằng:

"Thiết bị đảm bảo độ tin cậy trong truyền tải thông tin nhờ mã hóa chống nhiễu, đan xen các ký hiệu trong bản tin, đồng bộ hóa thời gian chung trong xử lý tín hiệu, khả năng truyền đồng thời các bản tin qua các kênh song song, tăng phạm vi liên lạc ổn định…"

Ông Sascha Brodsky nhấn mạnh rằng cải tiến trong liên lạc không phải là lần đầu tiên người Nga bổ sung AI cho Su-57. Lý do là vì trước đó TASS đã dẫn một tuyên bố rằng "Felon" đã được trang bị một hệ thống AI có thể giúp phi công đưa ra quyết định trong khi chiến đấu.

Vị nhà báo đưa ra kết luận rằng Su-57 đang trên đường trở thành chiếc tiêm kích tàng hình đầu tiên có thể bay với "phi công ảo".

Quên Quân đội Mỹ đi, chiếc tiêm kích tàng hình có phi công ảo đầu tiên đang ở bên kia chiến tuyến? - Ảnh 4.

Nếu "Felon" trở thành tiêm kích tàng hình thế hệ 5 đầu tiên bay bằng "phi công ảo", nhiều khả năng Su-75 "Checkmate" sẽ là chiếc thứ 2.

Đối với Quân đội Mỹ, họ vẫn đang hy vọng rằng các tiêm kích thế hệ 6 thuộc chương trình NGAD cũng sẽ có khả năng tương tự trong "tương lai".

Tuy nhiên "tương lai" ở đây được cho là sẽ xảy ra sớm nhất vào năm 2030 - dấu mốc mà Quân đội Mỹ đã chia sẻ về việc trang bị hàng loạt thứ được cho là để thay thế tiêm kích tàng hình F-22 "Raptor".

Còn ở hiện tại, người Mỹ mới chỉ dừng lại ở việc biến những chiếc F-16 "Fighting Falcon" cũ trở thành QF-16, một biến thể không người lái của chiếc tiêm kích thế hệ 4.

Và tất nhiên QF-16 không phải là tiêm kích tàng hình thế hệ 5 như Su-57.

Quên Quân đội Mỹ đi, chiếc tiêm kích tàng hình có phi công ảo đầu tiên đang ở bên kia chiến tuyến? - Ảnh 6.

QF-16 hiện được Quân đội Mỹ sử dụng hạn chế như là mục tiêu bay.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại