Quay trộm phụ nữ mặc váy ngắn sẽ là tội phạm hình sự tại Anh

Quang Huy |

Hành vi quay phim, chụp ảnh dưới váy phụ nữ sắp bị coi là hành vi phạm pháp hoặc nặng hơn sẽ là tội phạm quấy rối tình dục tại Anh.

"Upskirting" là hành vi quay phim/chụp ảnh các bộ phận riêng tư bằng cách đặt máy ảnh dưới váy phụ nữ mà không có sự cho phép của họ sắp trở thành tội phạm hình sự ở Anh và xứ Wales sau khi Thượng Viện Anh thông qua luật xử phạt những kẻ quay lén tù giam 2 năm. Đạo luật mới đã được Thượng viện thông qua vào hôm thứ Ba và hiện đang chờ sự phê duyệt của Hoàng Gia Anh Quốc.

Quay trộm phụ nữ mặc váy ngắn sẽ là tội phạm hình sự tại Anh - Ảnh 1.

Gina Martin, là nạn nhân và là người đi đầu vận động Quốc hội thông qua dự luật nói trên (Ảnh CNN)

Gina Martin, người đã bắt đầu chiến dịch vận động thông qua dự luật nói trên nhằm trừng phạt những kẻ đã quay lén cô vào năm 2017, đã bộc bạch trên Twitter rằng khi dự luật được Quốc hội thông qua, cảm giác của cô như "đang ở trên mặt trăng".

"Sau khi trở thành nạn nhân của việc quay lén và nhận thấy "lỗ hổng" của luật pháp, tôi đã cùng với Ryan Whelan thuộc công ty Luật Gibson Dunn, làm việc suốt 18 tháng đầy căng thẳng và nỗ lực nhằm thay đổi cuộc sống" Gina viết.

"Tôi luôn nghĩ rằng chính trị gia (không thể thấu hiểu) nhưng với sự hỗ trợ đúng đắn và ý chí, bạn có thể làm được!".

Theo luật mới, thủ phạm sẽ phải đối mặt với án tù 2 năm và những kẻ phạm tội nghiêm trọng nhất sẽ bị nêu tên trong danh sách những kẻ phạm tội tình dục.

Chiến dịch đã được nêu ra bởi nghị sĩ Đảng Dân chủ Tự do Wera Hobhouse, người đầu tiên đề cập đến vấn đề này trước Quốc hội. Vào tháng 06/2018, dự luật này đối mặt với thất bại khi bị đình trệ bởi nhà lập pháp Christopher Chope, khiến cho nhiều nhà lập pháp khác gọi đó là "sự hổ thẹn". 

Cuối cùng, chính phủ của Thủ tướng Theresa May cũng bày tỏ sự ủng hộ của mình với dự luật này bằng một tuyên bố "thất vọng" khi các nỗ lực biến các hành vi quay lén trở thành tội phạm hình sự không tiến triển.

Chính phủ Scotland đã có đạo luật riêng về "upskirting" trong gần 10 năm qua, trong khi một số quốc gia như Hoa Kỳ và Úc đã lập pháp chống lại hành vị này. Tại New Zealand và Ấn Độ đây là hành vi phạm pháp.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại