Phát biểu tại triển lãm quốc tế "Kỹ thuật Công nghệ 2014" và trang thiết bị vũ khí "Oboronekspo 2014" ở thị trấn Zhukovsky, Moscow, Tổng giám đốc tập đoàn khoa học công nghiệp "UralVagonZavod PLC" (UVZ) của Nga, ông Oleg Sienko cho biết, thời gian tới UVZ sẽ thực hiện các dự án nâng cấp hiện đại hóa xe tăng và xe bọc thép cũng như xe tăng T-72 và cấp phép sản xuất xe tăng T-90.
Tờ Regnum trích lời ông Oleg Sienko cho biết rằng, việc sản xuất và nâng cấp các loại xe tăng và xe bọc thép trong các dự án mới của "Uralvagonzavod" sẽ được thực hiện ở châu Á và châu Phi.
Một trong số các quốc gia châu Á sẽ được cấp phép và sản xuất xe tăng T-90 từ các linh kiện của Nga. Ở Ấn Độ công tác triển khai sản xuất đã được thực hiện, nơi đang lắp ráp theo giấy phép biến thể tăng Т-90S cho lực lượng vũ trang Ấn Độ. Quốc gia cụ thể sẽ sản xuất theo giấy phép tăng Т-90 vẫn chưa được tiết lộ.
Tờ Regnum tiếp tục bình luận: Cần lưu ý rằng quốc gia sẽ mua giấy phép sản xuất xe tăng T-90 này có thể là Việt Nam, quốc gia vốn đã thể hiện sự quan tâm cao độ tới xe tăng Nga trong mấy năm gần đây với mục tiêu hiện đại hóa lực lượng vũ trang của họ.
Ông Sienko cho biết rằng, cho đến nay đã có những thỏa thuận cụ thể với 2 quốc gia ở châu Á và châu Phi, các khu vực để triển khai dự án đã được xác định, các thiết kế sơ bộ đã được thống nhất.
Theo thông tin từ của cơ quan dịch vụ báo chí của tập đoàn UVZ, trong tháng Bảy vừa qua, các lãnh đạo cấp cao của UVZ đã có chuyến thăm và làm việc với các điện của Bộ Quốc phòng (BQP) Việt Nam. Tại đây phía BQP Việt Nam đã bày tỏ sự quan tâm đến dây chuyền sản xuất của UVZ, phía Việt Nam đã trình bày một cách cụ thể và nghiêm túc về chương trình tăng cường hợp tác giữa BQP Việt Nam và UVZ.
Hồi đầu năm 2014, tờ Đài tiếng nói nước Nga và một số trang mạng khác của Nga cũng đã đăng tải thông tin cho rằng Việt Nam đang xem xét khả năng hiện đại hóa các xe tăng T-72 có trong trang bị và mua các xe tăng T-90 mới.
Tờ Đài tiếng nói nước Nga cho biết, trong những năm gần đây, Việt Nam đã từng nỗ lực nâng cấp hiện đại hóa các xe tăng T-54/55 lên chuẩn T-54/55M3 bằng cách lắp lên xe hệ thống điều khiển hỏa lực của Slovakia, thay hệ truyền động và lắp hệ thống bảo vệ động học treo Blazer của Israel, thay pháo 100mm bằng pháo 105mm, bổ sung súng cối trên xe. Tuy nhiên, chương trình đã dừng lại ở việc tạo ra một lô thử nghiệm và xe tăng chỉ được cải tiến một chút và sửa chữa phục hồi.
Thay vào đó, Nga đã đưa ra đề nghị Việt Nam cải tiến nâng cấp hiện đại hóa T-72 hiện có và khả năng mua xe tăng T-90 mới. Đồng thời, tờ Đài tiếng nói nước Nga cho biết là ban lãnh đạo quân sự Việt Nam đã có quyết định xem xét khả năng này. Các chuyên gia Việt Nam đã xem xét tăng T-90 và quan sát nó hoạt động trong thời gian diễn tập quân sự của Ấn Độ - nước này có trong trang bị xe tăng T-90S được sản xuất theo giấy phép của Nga.
Xe tăng chiến tranh chủ lực T-90 là loại hiện đại nhất của quân đội Nga, được sản xuất với số lượng ít vào năm 1993 và chính thức phục vụ trong quân đội Nga năm 1995, dựa trên kiểu mẫu đầu tiên được gọi là T-88.
T-90 được gắn hệ thống phòng thủ chủ động quang điện gây nhiễu Shtora-1 để chống lại các tên lửa dẫn đường bằng laser, hồng ngoại cũng như gây rối các hệ thống hiển thị mục tiêu. Hệ thống chống mìn bằng xung điện EMT-7 cũng được thử nghiệm trên T-90 nhưng nó chưa được gắn đại trà vào các T-90 đang hoạt động.
Xe tăng chủ lực T-90 trang bị pháo nòng trơn 125mm với sự tăng cường độ chính xác, hệ thống cân bằng pháo – tăng hai chiều dọc – ngang, đồng trục với pháo là súng máy 7,62mm (PKT hoặc PKTM) và súng phòng không 12,7mm (NSVT-12,7 hoặc KORD).
Trên T-90 lắp tổ hợp điều khiển hỏa lực tự động với máy tính toán đường đạn kỹ thuật số và kính ngăm hồng ngoại hoạt động trong điều kiện ngày/đêm, thiết bị nạp đạn tự động (AZ) đảm bảo hiệu quả chiến đấu cao của các loại vũ khí trong xe.
Thiết bị súng máy phòng không (ZPU) với thiết bị ngắm và dẫn bắn từ xa cho phép bắn mục tiêu trên không và trên mặt đất từ trong buồng chiến đấu của xe tăng. T-90 trang bị tổ hợp chế áp quang điện (KOEP) TShU-1 "Shtora-1" làm giảm sác xuất bị bắn cháy bởi các tên lửa chống tăng có điều khiển (PTUR) của đối phương bằng cách tạo ra các dải nhiễu có điều khiển và các thiết bị chống tăng (PTS) với sự chỉ thị mục tiêu và đo xa bằng tia laze.
Trên T-90 hệ thống phòng thủ tập thể (SKZ) khỏi tác động của vũ khí hủy diệt hàng loạt (OMP), hệ thống chữa cháy một cách nhanh chóng (PPO) trên cơ sở bộ cảm biến quang học với đám cháy, trang bị dành cho việc tự ủi, trang bị cho việc vượt chướng ngại vật nước (vượt vũng, sông) theo đáy (OPVT).
Trong xe tăng đã thực hiện được lời giải về cấu trúc nhằm giảm hiệu quả của các thiết bị phát hiện và dẫn bắn theo tia hồng ngoại và đảm bảo sự bảo vệ cho xe tăng khỏi ảnh hưởng khỏi sự cháy của các hỗn hợp "napal". Xe tăng có khả năng trang bị thiết bị quét mìn dạng lưỡi dao KM7-6M2 hoặc bánh quét mìn dạng lưỡi dao KMT-7 hoặc thiết bị quét mìn KMT-8 với đầu nối điện từ.
(Theo Wikipedia)