Vũ khí nào của Mỹ có thể khiến pháo binh Triều Tiên tê liệt?

Nếu xung đột giữa 2 miền Triều Tiên nổ ra thêm một lần nữa, đòn đánh đầu tiên mà Mỹ thực hiện sẽ là áp chế khả năng phòng không của Triều Tiên nhằm vô hiệu hóa khả năng tấn công của họ.

Cả Triều Tiên và Mỹ gần như đều chuẩn bị cho một cuộc xung đột vũ trang trên quy mô lớn, trong khi Mỹ điều động “quái vật tàng hình” B-2 Spirit đến Hàn Quốc thì Bình Nhưỡng cũng ra lệnh cho đơn vị tên lửa chiến lược sẵn sàng chiến đấu.

Nếu xung đột nổ ra, đòn đánh đầu tiên mà Mỹ sẽ tung ra là tiến hành áp chế phòng không Triều Tiên (SEAD) nhằm vô hiệu hóa khả năng tấn công của Bình Nhưỡng. Không cần phải bàn, Mỹ là quốc gia có năng lực SEAD mạnh nhất thế giới hiện nay, trong tay họ có rất nhiều vũ khí đủ khả năng làm tê liệt khả năng quân sự của Triều Tiên.

Vũ khí chiến thuật của Mỹ, ác mộng của Triều Tiên

Mỹ có trong tay rất nhiều vũ khí lợi hại phóng từ trên không đủ khả năng áp chế lực lượng pháo binh và tên lửa Triều Tiên ngay sau loạt đạn đầu tiên. Những vũ khí Mỹ sẽ sử dụng để áp chế phòng không Triều Tiên nếu nổ ra xung đột là bom thông minh JDAM, đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-154 JSOW, AGM-158 JASSM, tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống bức xạ AGM-88 Harm...

Vũ khí nào của Mỹ có thể vô hiệu hóa pháo binh Triều Tiên?
B-2 Spririt được hộ tống bởi tiêm kích F-15 trong kịch bản áp chế phòng không Triều Tiên sẽ là bài toán khó cho Bình Nhưỡng trong việc bảo toàn khả năng chiến đấu.

Hai loại tên lửa không đối đất chiến thuật AGM-154 JSOW, AGM-158 JASSM có độ chính xác rất cao. Nó có thể tấn công các trung tâm chỉ huy pháo binh, căn cứ tên lửa chiến lược, căn cứ không quân Triều Tiên khiến lực lượng này tê liệt. Với tầm bắn lên đến 130 km với AGM-154 và 370 km với AGM-158 khả năng này đều nằm ngoài tầm với của lực lượng phòng không Triều Tiên.

Tên lửa chống bức xạ AGM-88 Harm được đánh giá là một trong những tên lửa chống bức xạ hàng đầu thế giới hiện nay. Với tầm bắn 100km, AGM-88 có khả năng vô hiệu hóa mọi đài radar của Triều Tiên.

Ngoài ra, không loại trừ khả năng Mỹ sẽ sử dụng tới tên lửa hành trình tấn công mặt đất BGM-109 Tomahawk tầm bắn 1900 km. Trong chiến tranh Libya năm 2011, chỉ sau loạt 110 quả Tomahawk được phóng đi, lực lượng quân sự Chính phủ Libya gần như tê liệt hoàn toàn. Những loại vũ khí này đều là “ác mộng” với bất kỳ lực lượng phòng không nào không riêng gì Triều Tiên.

Vũ khí nào của Mỹ có thể vô hiệu hóa pháo binh Triều Tiên?
Đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-158 JASSM được phóng từ máy bay ném bom tàng hình B-2 có thể vô hiệu hóa khả năng tấn công của Bình Nhưỡng.

Bom thông minh JDAM được trang bị hệ thống định vị toàn cầu GPS nên có độ chính xác khi tấn công rất cao. Với tầm bắn khoảng 30 km, bom thông minh JDAM thực sự là vũ khí lợi hại để chế ngự pháo binh Triều Tiên. Ngoài bom thông minh JDAM nhập khẩu từ Mỹ, Hàn Quốc đã phát triển thành công bộ công cụ chuyển đổi “bom ngu”  thành bom thông minh với tầm triển khai lên đến 100 km, bán kính lệch mục tiêu chỉ 13 m.

Những vũ khí trên đều được trang bị cho “quái vật tàng hình” B-2. Việc Mỹ điều nó đến Hàn Quốc không loại trừ khả năng B-2 sẽ được sử dụng để tiến hành áp chế phòng không Triều Tiên. Khả năng đột phá mạng lưới phòng không của B-2 thực sự là bài toán khó đối với phòng không Bình Nhưỡng.

Với sức mạnh áp đảo về không quân,lực lượng liên quân Mỹ - Hàn với vũ khí tấn công chính xác cao có thể khiến cho lực lượng pháo binh khổng lồ và tên lửa của Triều Tiên im hơi  lặng tiếng.

Ngoài ra, một vũ khí cực kỳ lợi hại khác của Mỹ là khả năng áp chế điện tử, Mỹ có rất nhiều các máy bay chuyên dụng cho nhiệm vụ này như EA-18G Growler, EA-6B Prowler. Những chiếc máy bay này được trang bị đậm đặc các thiết bị điện tử cho nhiệm vụ áp chế điện tử có thể khiến cho lực lượng radar của Triều Tiên bị “mù mắt”. Thậm chí, khả năng áp chế điện tử của Mỹ có thể đánh sập toàn bộ mạng lưới chỉ huy thông tin của Triều Tiên.

Khả năng chống SEAD của Triều Tiên?

Chống áp chế phòng không khi phải đối chọi với một lực lượng quân sự hùng mạnh như Mỹ quả là một nhiệm vụ vô cùng nan giải của phòng không Triều Tiên. Bình Nhưỡng sở hữu một lực lượng phòng không khá đồ sộ nhiều tầng nhiều lớp.

Vũ khí nào của Mỹ có thể vô hiệu hóa pháo binh Triều Tiên?
Rồng rát thủ S-200 trong tay Triều Tiên liệu có thể "khạc lửa" hay tiếp tục im hơi lặng tiếng như ở Libya?

Triều Tiên đã chế tạo thành công loại tên lửa phòng không KN-06 dựa trên hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300 của Nga. Theo tờ Chonsun Ilbo, tầm bắn của loại tên lửa này khoảng 75-90 km không loại trừ khả năng đã đạt được tầm bắn 150 km như S-300 của Nga, có khoảng 8 hệ thống loại này đã được đưa vào sử dụng.

Đặc biệt, Triều Tiên có trong tay “rồng sát thủ” S-200 với tầm bắn lên đến 200 km, tuy nhiên, hệ thống này được đánh giá là đã lạc hậu và không còn phù hợp với chiến tranh hiện đại. Trước đó, trong biên chế quân đội Libya củng có loại tên lửa này nhưng không một lần “khạc lửa”.

Ngoài ra, Bình Nhưỡng còn có khoảng 440 hệ thống tên lửa phòng không tầm trung loại SA-1, SA-2, SA-3. Hệ thống SA-3 đã được nâng cấp lên tiêu chuẩn Pechora-2 vào năm 2011 với khả năng tác chiến mạnh mẽ.

Vũ khí nào của Mỹ có thể vô hiệu hóa pháo binh Triều Tiên?
Tên lửa phòng không tầm xa KN-06 có vẻ đuối sức khi đối chọi với khả năng áp chế phòng không mạnh mẽ của Mỹ.

Bên cạnh đó, có một số nguồn tin không chính thức cho biết Bình Nhưỡng còn có trong tay các loại tên lửa phòng không di động như SA-4, SA-6 và đặc biệt là loại tên lửa phòng không tầm trung hiện đại nhất thế giới hiện nay là SA-17, khoảng 500 tên lửa đã được chuyển giao vào năm 2006.

Lực lượng pháo phòng không các loại khá dày đặc với hơn 11.000 đơn vị, tên lửa phòng không vác vai các loại khoảng 15.000 đơn vị. Mặc dù có lực lượng khá đồ sộ nhưng phòng không Triều Tiên bị đánh giá khá lạc hậu khi đối chọi với khả năng quân sự tinh vi của Mỹ. Tuy nhiên, mọi thứ hoàn toàn có thể diễn ra theo chiều hướng khác trong thực chiến.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại