Cuối tháng 1 vừa qua, hải quân Mỹ đã khảo nghiệm thành công khả năng tấn công các mục tiêu cố định và mục tiêu di động của hệ thống vũ khí tấn công liên hợp ngoài khu vực phòng không JSOW C-1 (Joint Standoff Weapon).
Mấy cuộc thử nghiệm gần đây cũng đã chứng minh khả năng tấn công các mục tiêu cố định tuyệt vời của loại vũ khí này, đối với các mục tiêu cơ động trên biển, JSOW C-1 cũng thể hiện được khả năng tấn công rất tốt.
F/A-18F “Super Hornet” phóng JSOW C-1
Lần thứ nhất, hải quân Mỹ tiến hành một cuộc sát hạch tấn công mục tiêu ở trạng thái tĩnh trên mặt đất để đánh giá khả năng chống nhiễu hồng ngoại và nhiễu vô tuyến của loại vũ khí này trong điều kiện chiến trường thực tế.
Trong điều kiện ban ngày, một chiếc máy bay chiến đấu F/A-18F “Super Hornet” đã phóng một quả tên lửa từ khoảng cách xa hơn 17,5 hải lý (khoảng 32,4km) trên độ cao 29.000 feet (tương đương 13,154km).
Tên lửa bay đúng theo quỹ đạo thiết kế với vận tốc 0,83 Mach, tham chiếu theo các điểm dẫn đường, tấn công chính xác và phá hủy một hầm bê tông trên mặt đất.
Lần thử nghiệm thứ 2 của JSOW C-1 cũng cũng được tiến hành với một mục tiêu cố định là một boong ke ngầm dưới mặt đất trong điều kiện ban đêm với máy bay mẹ vẫn là một chiếc F/A-18F “Super Hornet”.
Chiếc F/A-18F bay trên độ cao 25.000 feet (7,62km), phóng một quả tên lửa theo hành trình đã vạch sẵn với vận tốc 0,81Mach phá hủy hoàn toàn boongke mục tiêu, sau đó truyền hình ảnh tiêu diệt mục tiêu theo đường trao đổi Link-16.
Cả hai đợt thử nghiệm trên đều do trạm thử nghiệm vũ khí hàng không hải quân tiến hành. Vũ khí tấn công liên hợp ngoài khu vực phòng không JSOW C-1 cung cấp khả năng tấn công trên biển rất linh hoạt cho hải quân Mỹ, đồng thời cũng duy trì khả năng tấn công mục tiêu cố định trên mặt đất một cách hoàn hảo.
JSOW C-1 là loại vũ khí tấn công liên hợp ngoài khu vực phòng không tiên tiến nhất, được chế tạo trên cơ sở JSOW C.
JSOW C-1 trong giai đoạn giữa đường bay
JSOW С được trang bị hệ thống dẫn đường hỗn hợp (GPS/quán tính) và hệ thống dẫn hướng hồng ngoại ở giai đoạn cuối quỹ đạo bay.
Dựa trên cơ sở của JSOW C, hải quân Mỹ đã cung cấp thêm cho nó chuỗi số liệu 2 chiều, cải tiến phần mềm điều khiển đầu dẫn nên đã nâng khả năng tác chiến của JSOW C-1 lên một tầm cao mới.
Trong thời gian bay tự động, thông tin ngắm bắn ở tên lửa liên tục được cập nhật với việc sử dụng thông tin của hệ thống ngắm bắn trên khoang ATFLI (Advanced Targeting Forward Looking Infrared pod),
Các chuyên gia cho biết, qua vụ phóng thử nghiệm đầu tiên cho thấy khả năng làm việc hiệu quả của các đường truyền dữ liệu chuẩn Link-16 và phần mềm điều khiển đầu dẫn mới, cho phép liên kết thông tin từ đầu tự dẫn hồng ngoại và các dữ liệu được truyền theo đường truyền Link-16 trong quá trình dẫn hướng.
Tuy vậy, một số chuyên gia quân sự Mỹ vẫn không giấu được sự lo ngại về tốc độ quá thấp của nó. Với vận tốc chưa tới ngưỡng siêu âm, sẽ làm khả năng tấn công nhanh của JSOW C-1 bị hạn chế, tầm bắn thấp, hành trình bay dài làm hạn chế khả năng tác chiến của nó, JSOW C-1 rất dễ bị phát hiện và đánh chặn bởi các radar phòng thủ chống tên lửa.
JSOW C-1 bắn hạ một mục tiêu thử nghiệm trên biển
Hiện trên thế giới, đối thủ chính của Mỹ là Nga đã vượt xa họ về kỹ thuật tên lửa, các loại tên lửa Nga có độ chính xác chẳng kém nhưng mà vận tốc lại hơn gấp 3 lần.
Với vận tốc thấp như vậy, JSOW C-1 chỉ có khả năng xuyên phá qua các hệ thống phòng thủ tên lửa trên hạm yếu kém chứ với những khu trục hạm hiện đại trên thế giới thì nó khó mà chiến thắng được.
Vì vậy, các chuyên gia quân sự cho rằng JSOW C-1 vẫn tiếp tục phải nâng cao tốc độ bay để nâng cao khả năng cơ động và khả năng xuyên phá để thoát khỏi sự phát hiện và đánh chặn của các hệ thống phòng thủ rất mạnh của các tàu khu trục hiện đại trên thế giới, nếu không dù bắn chính xác đến mấy, JSOW C-1 cũng sẽ trở thành vô dụng.