Nguồn tin trên dẫn lời Đại sứ Mỹ tại Iraq, ông Stuart Jones cho biết: “Mối đe dọa hàng đầu đối với lực lượng an ninh Iraq là những quả bom gài ven đường và bom xe.
Các xe MRAP này sẽ bảo vệ binh sỹ Iraq và giúp lực lượng an ninh Iraq giành thắng lợi trong cuộc chiến chống IS”.
Sau khi rút quân khỏi Afghanistan, Mỹ đã giao bán số lượng xe thiết giáp này, tuy nhiên đến nay chưa có quốc gia nào ngỏ ý muốn mua chúng.
Chính vì vậy, xe MRAP sẽ được tặng cho quân đội các quốc gia đồng minh, còn một số khác sẽ được chuyển cho lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ đóng quân tại bản quốc, Na Uy. Kuwait và các cơ sở đào tạo quân sự của Mỹ.
Ngoài tính năng chống mìn, MRAP còn được bọc giáp chống lại các dòng đạn bộ binh cỡ nhỏ và module điều khiển vũ khí tự động giúp kíp lái có thể tác chiến khi vẫn ngồi trong xe.
Tuy nhiên, thực tế tại Afghanistan và Iraq đã chứng minh MRAP không thực sự mạnh như Mỹ nói khi bị phá hủy với số lượng khá lớn.
Trước khi bàn giao số xe thiết giáp MRAP cho Iraq, Mỹ cũng đã bắt đầu chuyển giao tiêm kích F-16IQ theo hợp đồng được ký kết hồi năm 2010.
Tuy nhiên từ khi tiếp nhận đến nay, F-16IQ chưa thể hiện được gì trong vai trò chủ công của Không quân Iraq trong cuộc chiến với lực lượng IS.
F-16IQ chỉ được trang bị radar xung Dopler APG-68(v)9 với cơ cấu quét cơ khí và các dòng tên lửa AIM-9L/M-8/9 Sidewinder, AIM-7M-F1/H Sparrow và AGM-65D/G/H/K Maverick phiên bản cũ.
Đây có thể là nguyên nhân khiến F-16IQ 'mất hút' trong Không quân Iraq.